Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ cơng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 61 - 63)

2.2.2.2 .Tỷ lệ nợ trong nước/nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công

2.3. Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ cơng của Việt Nam

2.3.1. Đánh giá an tồn nợ cơng theo tiêu chí giám sát nợ cơng của Việt Nam

Nhằm mục tiêu duy trì các chỉ số nợ cơng, nợ Chính phủ và nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 958/QĐ-TTg. Theo Quyết định đó một số chuẩn ngưỡng nợ cơng được tính tốn như sau

Bảng 2.4. Nợ cơng của Việt Nam qua các tiêu chí giám sát an tồn nợ cơng

Chỉ tiêu (%)

Ngưỡng an tồn nợ cơng theo

quy định

Số liệu tính tốn theo các năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016*

Nợ công/GDP < 65 54,9 50,8 54,5 58,0 62,2 64,7 Nợ Chính phủ/GDP < 55 43,2 39,4 42,6 46,4 50,3 53,6 Nợ nước ngoài của quốc

gia/GDP < 50 41,5 37,4 37,3 38,3 43,1 N/A

Nghĩa vụ trả nợ của Chính

phủ/ thu NSNN < 25 15,6 14,6 12,6 13,8 16,1 N/A Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng

dư nợ nước ngoài ngắn hạn >200 N/A N/A N/A N/A N/A N/A Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng

dư nợ trong nước >60 48,2 70,5 55,1 58,2 47,8 N/A Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng

dư nợ nước ngoài >40 37,3 61,9 58,1 72,0 48,2 N/A

Nguồn: Bản tin nợ công số 4 và số liệu tổng hợp từ Tạp chí Tài chính_BTC

Tính đến cuối năm 2015, theo báo cáo của BTC nợ công đạt 62,2% GDP và con số dự kiến năm 2016 đã lên đến 64,7% GDP. Quy mô nợ công tăng nhanh trong ba năm gần đây là do bội chi NSNN tăng và kéo dài, chi phí nợ cơng cao. Mặt khác từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nên khó tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Vì thế Việt Nam đã chuyển sang các nguồn vay với lãi suất cao hơn và chuyển sang huy động vống qua kênh phát hành trái phiếu trong nước.

Căn cứ vào ngưỡng an tồn của các trên thì đa số các chỉ tiêu đánh giá về nợ công của Việt Nam năm 2014 đều trong ngưỡng an toàn nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/giá trị xuất khẩu đạt 26,6% (vượt ngưỡng 25%) và tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ trong nước chỉ đạt 58,2% so với yêu cầu là trên 60%. Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá an toàn về nợ có chiều hướng xấu đi trong năm 2015, khi Nợ công/GDP tăng lên (62,2% so với 58% năm 2014), kèm theo đó là sự suy giảm của các tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ trong nước (từ 58,2% năm 2014 còn 47,8% năm 2015) và tỷ lệ dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài 72% (từ 72% năm 2014 còn 48,2% năm 2015). Đặc biệt là năm 2016, heo số thống kê chưa đầy đủ thì Nợ cơng/GDP, nợ chính phủ/GDP của Việt Nam lên đến 64,7% và 53,6% đang tiến sát với ngưỡng an toàn.

Mặc dù BTC khẳng định nợ cơng được quản lý, kiểm sốt chặt chẽ đảm bảo trong giới hạn cho phép nhưng Thủ tướng trong phiên họp mới đây với cơ quan này đã nhắc lại việc tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, mức tăng trung bình 5 năm qua là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc “nếu tính đủ thì nợ đã vượt q

trần cho phép”. Do đó, người đứng đầu Chính phủ đã cảnh báo về “việc khơng tránh khỏi sự sụp đổ nền tài khố quốc gia” nếu khơng chấm dứt được tình trạng trên.

2.3.2. Đánh giá an tồn nợ cơng của Việt Nam theo IMF và WB

Theo DSF nợ cơng nước ngồi của một quốc gia được coi là bền vững nếu như các nghĩa vụ nợ được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần sử dụng các biện pháp tài trợ ngoi lệ (ví dụ như xin miễn giảm), hoặc không cần phải thực hiện những điều chỉnh lớn đối với cán cân thu nhập và chi tiêu của mình. Mặc dù nợ nước ngồi thường có quy mơ lớn và thường là ngun nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng nợ, nợ trong nước ở các nền kinh tế phát triển cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, không giống như nợ nước ngồi, nợ trong nước thường có lãi suất rất cao và dễ thay đổi theo mơi trường kinh tế vĩ mô ở các nước thu nhập thấp. Đặc biệt, nợ trong nước thường có kì hạn ngắn nên nó có thể làm nảy sinh những rủi ro đi liền với nhu cầu đảo nợ hàng năm. Do vậy, trong mục này để đánh giá tính bền vững của nợ cơng cần phải dựa trên cả các thông tin về nợ nước ngoài lẫn nợ trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)