Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 46 - 47)

Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra. Lãi suất huy động hiện nay tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn, 9%-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Lạm phát năm 2016, theo cách tính hiện tại (so với tháng 12 năm trước) chỉ là 4,74%, thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm nay là 5%. Năm 2016, mức thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng chiếm 6,6% GDP. Trong khi đó nợ công năm 2016 lên đến 64,7% GDP.

Từ năm 2009 Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý nợ công làm cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng cho các khuôn khổ về quản lý nợ công mà vốn dĩ trước đó Việt Nam chưa có. Luật Quản lý nợ công không chỉ đưa ra các định nghĩa mang tính

thống nhất về nợ công, nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, và cả nợ nước ngoài của quốc gia, mà còn đưa ra các nguyên tắc về quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)