Dự báo an toàn nợ công của Việt Nam đến năm 2021

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 79 - 82)

3.1.1 .Giới thiệu lý thuyết về dự báo nợ công

3.1.2. Dự báo an toàn nợ công của Việt Nam đến năm 2021

Trong báo cáo “Tư vấn điều IV năm 2016 với Việt Nam” của IMF về đánh giá sự phát triển kinh tế, tài chính và thảo luận các chính sách kinh tế và tài chính của đất nước với các quan chức chính phủ và ngân hàng trung ương của Việt Nam, IMF đã sử dụng Khung phân tích bền vững nợ (DSA) cho các nước có nền kinh tế mở (DSA framework for market access countries –MAC DSA) để đánh giá mức độ bền vững nợ của Việt Nam và các rủi ro khác liên quan đến nguồn vốn và cơ cấu nợ.

Khung phân tích MAC DAS dự trên cách tiếp cận rủi ro và mở rộng DAS cơ bản, bao gồm: (i) đánh giá tính thực tế của các giả định cơ sở và dự kiến điều chỉnh ngân sách; (ii) phân tích rủi ro liên quan đến hồ sơ nợ; (iii) rủi ro tài chính vĩ mô; (iv) một dự báo nợ ngẫu nhiên có tính đến những biến động tài chính vĩ mô trong quá khứ; và (v) một bản tóm tắt các rủi ro được chuẩn hóa trong bản đồ nhiệt. Mặt khác MAC DSA này cũng xem xét tác động của rủi ro thực hiện bằng cách xem xét một kịch bản không điều chỉnh

Các giả định vĩ mô sử dụng cho dự báo: Sử dụng kịch bản cơ sở: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm từ 6,7% năm 2015 xuống 6,1% năm 2016 và ổn định ở mức 6,2% sau đó, dự báo thâm hụt ngân sách cơ bản là 4,4% năm 2016 và thâm hụt được cho là giảm nhẹ trong trung hạn

Bảng 3.1. Dự báo về nợ công Việt Nam của IMF đến năm 2021

Số liệu thực tế Số liệu dự báo

2005-

Nợ công/GDP 43,8 54,5 57,7 61,8 64,5 65,9 66,7 67,2 67,5 Tăng trưởng GDP thực tế 6,2 6 6,7 6,1 6,2 6,2 6,2 6,2 6,2 Lạm phát 11,7 3,7 -0,2 2,4 3,1 3,6 3,8 3,9 Lãi suất thực 3,7 4,6 4,8 4,6 4,6 4,6 4,5 4,4 4,3 Thâm hụt NS cơ bản -4,5 -3,9 -4,4 -3,7 -3,2 -2,9 -2,6 -2,5

Nguồn IMF, Vietnam 2016 Article IV Consultation

Theo kịch bản cơ sở kết quả dự bảo cho thấy dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn, vượt kịch mức trần chính phủ quy định 65% GDP vào năm 2018 và dự kiến ổn định khoảng 67,5% GDP vào năm 2021. Hầu hết nợ của Việt Nam là nợ trung và dài hạn. Nợ bằng đồng ngoại tệ sẽ giảm từ 47,75% năm 2015 xuống còn 44% vào năm 2021

IMF cũng dự báo bền vững nợ công với kịch bản giữ nguyên thâm hụt ngân sách cơ bản ở mức năm 2016 (-4,4% GDP), các yếu tố khác (tăng trưởng GDP thực tế, lạm phát, ..) theo kịch bản cơ sở. Kết quả dự báo theo kịch bản này cho thấy nợ công của Việt Nam sẽ không ổn định trong trung hạn và lên tới khoảng 74,25% GDP vào năm 2021.

Mặt khác với kịch bản dựa vào dữ liệu quá khứ, trong đó tăng trưởng GDP thực tế, cân bằng ngân sách cơ bản, lãi suất thực tế xác định ở mức trung bình trong quá khứ, dự báo cho thấy nợ công giảm xuống 62% GDP vào năm 2021.

Kiểm định sức căng tài khóa vĩ mô cho thấy cân bằng ngân sách cơ bản của Việt Nam dễ bị tác động trước các cú sốc. Một cú sốc lãi suất thực cũng sẽ đẩy nợ công vượt ngưỡng, trong khi tác động của các cú sốc tài chính vĩ mô khác thì hạn chế hơn.

Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy xác xuất tỷ lệ nợ công/GDP lên đến 80% với kịch bản xấu là 25%, và sự kết hợp của các cú sốc tích cực cũng có thể làm giảm tỷ lệ nợ công/ GDP xuống còn 55% GDP với xác suất là 25%

Ngoài ra IMF còn đánh giá tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam trên GDP sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng vẫn ở mức vừa phải. Lý do chính cho sự gia tăng là sự

suy giảm của cán cân tài khoản vãng lai và sự gia tăng nợ nước ngoài khu vực tư nhân nợ nước ngoài ước tính khoảng 43% GDP vào năm 2015. Theo kịch bản cơ sở, nợ nước ngoài sẽ ổn định ở mức 46,5% GDP do nhu cầu tài chính từ bên ngoài cần ổn định, phù hợp với sự cải thiện đã được dự báo của tài khoản vãng lai và sự gia tăng FDI từ các hiệp định thương mại đã ký kết gần đây (bao gồm cả TPP). Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Việt Nam có thể bị tổn thương do mất giá thực và những cú sốc tài khoản vãng lai. Sự tăng trưởng và cú sốc lãi suất chỉ tác động hạn chế đến nợ nước ngoài (IMF, Vietnam 2016, tr.49)

Từ những phân tích và dự báo về tình trạng nợ công của Việt Nam, IMF cho rằng rủi ro về an toàn của nợ công Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thâm hụt ngân sách. Mặt khác các khoản nợ tiềm tàng từ việc thực hiện tái cấu trúc ngân hàng có thể làm tăng nợ thêm 2,5% GDP. IMF cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố tài khoán để đảo ngược xu hướng đi lên của nợ công tích lũy. Củng cố tài khóa theo hướng hỗ trợ tăng trưởng là chìa khóa để làm đảo chiều sự gia tăng nợ công và tạo không gian tài khóa cho các khoản chi xã hội và chi phát triển quan trọng. Họ khuyến nghị Chính phủ bắt đầu các biện pháp trong năm nay để giảm thâm hụt ngân sách xuống 3 phần trăm GDP vào năm 2020, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp tăng thu, bao gồm hợp lý hoá việc miễn thuế và ưu đãi thuế, mở rộng cơ sở thuế và tăng cường quản lý thu ngân sách hơn nữa. Đồng thời thực hiện các bước cải cách bộ máy công chức để hợp lý hóa quỹ lương của khu vực công, nâng cao hiệu quả chi ngân sách và sử dụng các khoản thu từ cổ phần hóa để tài trợ cho thâm hụt

Ngoài ra trong một nghiên cứu về xu hướng nợ công của Việt Nam được thực hiện bởi Tến sỹ Đỗ Thiên Anh Tuấn cho thấy rằng:

Tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ tiếp tục tăng lên và đạt các đỉnh điểm vào những thời điểm khác nhau tùy theo các viễn cảnh tăng trưởng kinh tế và lạm phát nhưng quan trọng nhất vẫn là chính sách tài khóa của chính phủ. Nếu chính phủ chấp nhận cắt giảm mạnh mức bội chi ngân sách hàng năm và sau đó tiến đến cân bằng, thậm chí có thặng dư ngân sách thì tỷ lệ nợ trên GDP sẽ giảm nhanh về mức thấp một cách an toàn. Ngược lại, nếu việc chi tiêu ngân sách vẫn tiếp tục hoang phí và tính

kỷ luật tài khóa không được thực thi thì tỷ lệ nợ trên GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh và gần như không có giới hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)