Quy mô nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 51 - 53)

Trong thời gian qua, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta đã tăng trưởng chậm lại. Thâm hụt Ngân sách nhà nước ngày càng cao do phải giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi đó, yêu cầu về chi ngân sách tăng mạnh, phải dành nguồn kinh phí lớn cho thực hiện các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương, đảm bảo anh sinh xã hội. Điều này đã khiến quy mô nợ công có xu hướng tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối

Biểu đồ 2.1. Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2016

(*: Ước tính, Đơn vị tính: Cột trái tỷ đồng, cột phải %)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 * 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Nợ công và Nợ công/ GDP GDP Nợ công/GDP

Nguồn: Bản tin nợ công số 4, bản tin nợ nước ngoài số7 BTC, GSO

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nợ công cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, nợ công của Việt Nam chỉ chiếm 36,48% GDP thì đến năm 2011 mức nợ công đã là 54,9% GDP và đến cuối năm 2015 đã đạt đến 62,2% GDP và theo số thống kê chưa đầy đủ thì năm 2016 chạm ngưỡng 64,73% GDP. Đây là mức đã gần chạm ngưỡng an toàn cho phép theo Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Quốc hội thông qua sáng 9/11/2016 là 65%. Như vậy trong vòng 10 năm trở lại đây quy mô nợ công của Việt Nam đã tăng lên 6 lần (năm 2006 là 410 ngìn tỷ VND đến năm 2016 đã lên đến 2,8 triệu tỷ đồng).

Tuy nhiên, trên thực tế có sự chênh lệch giữa cách tính nợ công của Việt Nam so với các tổ chức tài chính quốc tế do cách tính về nợ công khác nhau như đã trình bày trong Chương 1. Theo công bố trên The Economist, nợ công của Việt Nam khác so với số liệu công bố của Chình phủ Việt Nam.

Biểu đồ 2.2. Nợ công của Việt Nam theo The Economist giai đoạn 2005- 2016

(*: Ước tính, Đơn vị tính: Cột trái tỷ USD, cột phải %)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016* 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Nợ công của Việt Nam theo The Economist

Nợ công % Nơ công/GDP

Nguồn tổng hợp từ The Economist

Biểu đồ 2.3. Nợ công Việt Nam/đầu người theo The Economist giai đoạn 2005- 2016

(*: Ước tính, Đơn vị tính: USD)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016* 0 200 400 600 800 1000 1200

Theo The Economist, dư nợ công của Việt Nam cũng liên tục tăng nhanh về cả giá trị tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu như nợ công năm 2005 chỉ khoảng 19.597 triệu USD, chiếm 42,8%GDP sau một thập kỷ vào năm 2015, mức nợ công tăng lên đến 86.776,2 triệu USD (tăng gần 4,4 lần) chiếm 46,9%GDP. Về tương đối, năm 2010/2009 tăng 28,6% ; năm 2011/2010 tăng 9,5%; năm 2015/2014 tăng 10,3%.

Mức nợ công trên đầu người năm 2005 khoảng 237,2 USD/người/năm nhưng đến năm 2015 lên đến khoảng 955 USD/người/năm (tăng gấp 4 lần). Con số thống kê chưa đầy đủ năm 2016 dự kiến mức nợ công của Việt Nam vào khoảng 94.854 triệu USD, chiếm 45,6% GDP và mức nợ công trên đầu người khoảng 1.039 USD/người/năm.

Tuy nhiên nhìn tỷ lệ Nợ công/ GDP theo thống kê của Việt Nam và theo The Economist thì thấy hai xu hướng khác nhau. Theo số liệu được chính phủ Việt Nam công bố thì từ năm 2010 đến 2012 ghi nhận tỷ lệ nợ công/GDP có chiều hướng giảm và bắt đầu tăng đều trở lại từ năm 2012. Trong khi đó theo ghi nhận của The Economist thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm 2011 (Năm 2011: 58,6%, năm 2012: 50,8% và giảm giần đến năm 2015, 2016 lần lượt là 46,9% và 45,6%). Chính cách lấy số liệu khác nhau cho các kết quả thống kê khác nhau. Số liệu của The Economist chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là kênh chính thống để phân tích về nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)