.Phát triển thị trường nợ trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 84 - 86)

Kinh nghiệm của Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc là không nên phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ vay nước ngoài. Phát triển thị trường nợ trong nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu được cho là giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn nợ cơng. Trong ngắn hạn, có thể phải chấp nhập chi phí vay mượn trong nước cao nhằm phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, có thể huy động được vốn với chi phí thấp, kì hạn dài, lãi suất cố định và đặc biệt là bằng nội tệ. Do vậy, các rủi ro liên quan đến lãi suất, tỉ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường TPCP thứ cấp còn giúp kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì TPCP là tiêu chuẩn để xác định rủi ro của các công cụ nợ khác. Để mở rộng quy mô và tăng cường tính tích cực của thị trường TPCP đáp ứng cho công tác quản lý nợ công trong thời gian tới, cần tiến hành các cải cách sau:

Đa dạng hóa các cơng cụ vay nợ: Xây dựng chương trình phát hành TPCP

với thời hạn khác nhau từ trái phiếu kho bạc ngắn hạn đến dài hạn trên cơ sở phân tích kế hoạch cân đối ngân sách cũng như tính tốn những biến động trên thị trường. Trong đó ưu tiên phát triển công cụ nợ dài hạn để đảm bảo huy động nguồn vốn dài hạn

Sử dụng công cụ phái sinh trong giao dịch TPCP. Việc sử dụng các công cụ phái sinh đối với TPCP là yếu tố vừa tạo tính đa dạng đối với công cụ vay nợ vừa là công cụ để bảo hiểm đối với khoản vay. Qua đó, góp phần giảm thiểu chi phí vay nợ.

Xây dựng chính sách, quy trình cho thị trường sơ cấp và thứ cấp: Khi phát hành

theo phương thức đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán (cũng như qua NHNN) cần hạn chế đặt mức lãi suất chủ quan, từng bước loại bỏ sự áp đặt lãi suất trong đấu thầu TPCP, nên tham khảo mức lãi suất thị trường. Nhằm tăng tính hấp dẫn của TPCP, nên khuyến khích các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đấu thầu bằng cách áp dụng lãi suất thả nổi cộng với hình thức thanh tốn lãi đa dạng và với lợi thế về mức độ an tồn. Điều này sẽ tạo nên tính hữu dụng và thanh khoản của TPCP, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.

Tái cấu trúc các khoản nợ: thơng qua việc mua lại hoặc hốn đổi nợ về kỳ hạn

chuyển khoản nợ từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài hơn sẽ giúp giảm bớt áp lực cho mặt bằng lãi suất cũng như chi phí lãi vay hàng năm.

3.2.3.2. Tăng cường dự trữ ngoại hối.

Dự trữ ngoại tệ là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, ổn định tỷ giá. Để gia tăng dự trữ ngoại hối, cân có một số giải pháp cần thiết sau:

Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai thông qua phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố, thậm chí là xuất khẩu dịch vụ

Gia tăng cán cân tài khoản vốn thông qua thu hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế gồm nguồn vốn FDI và FII. Dòng vốn này rất là quan trọng đối với nền kinh tế, nó khơng chỉ góp phần cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn đem

lại nguồn ngoại tệ làm gia tăng quỹ dự trữ quốc gia, đặc biệt là nguốn vốn FII.

Khuyến khích kiều hối chảy về nước bằng cách tạo ra các chính sách như: Đối xử bình đẳng với Việt kiều như người dân trong nước; Tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước: Đãi ngộ thoả đáng đối với các thành phần tri thức Việt kiều về đóng cho quê hương. Thực hiện nghiêm cấm trao đổi mua bán hàng hoá bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm, sau đến là các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)