Giải pháp đảm bảo an toàn nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 82)

3.2.1. Tăng cường kỷ luật tài khóa

Thực tế cho thấy nguyên nhân sâu xa của hầu hết các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới đều xuất phát từ chính sách tài khoá lỏng lẻo và quản trị tài chính công kém hiệu quả. Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Singapore và đặc biệt là Trung Quốc cho thấy để đối phó với những rủi ro do tỷ lệ nợ công ở mức cao các nước đã đưa ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ vay và thâm hụt NSNN. Các giải pháp cần áp dụng cho Việt Nam đó là:

- Xây dựng dự toán thu chi NSNN cần được thực hiện chính xác hơn. Kế hoạch thu NSNN cần phải được dự báo chính xác hơn và xây dựng ở mức tiềm năng, đồng thời đảm bảo bảo giảm căn bệnh thành tích vẫn còn tồn tại trong việc lập các chỉ tiêu thu NSNN thấp như hiện nay. Điều hành ngân sách hàng năm cần đảm bảo cân đối thu chi, ưu tiên sử dụng số tăng thu so với dự toán để trả nợ các khoản đến hạn.

- Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nguồn thu thường xuyên. Hiện nay Việt Nam có tỷ lệ về thu ngân sách trên GDP lớn hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Do đó sẽ không hợp lý nếu Chính phủ tiếp tục tìm các biện pháp gia tăng tỷ lệ thu ngân sách trên GDP. Bởi việc tiếp tục đẩy mạnh tăng thu ngân sách nhìn chung có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến các thành phần kinh tế khác, kìm hãm đầu tư của khối doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng của dân cư, ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế về tổng thể. Việc cơ cấu lại các nguồn thu thường xuyên, đặc biệt là chính sách thuế, theo hướng hợp lý và bền vững hơn nên là mục tiêu cần tập trung của Chính phủ. Tiếp tục điều chỉnh giảm dần tỷ trọng của một số khoản thu thường xuyên ko bền vững và ko phải mục tiêu chính (dầu thô, các khoản thu từ đất) trong khi tăng dần tỷ trọng của các khoản thu chính khác, mang tính bền vững hơn (thuế GTGT & thuế TNCN). Bên cạnh đó, Chính phủ cần làm tốt hơn nữa trong việc điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp

đối với từng đối tượng, đặc biệt là thuế TNDN để hỗ trợ cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Chính sách ưu đãi quá nhiều cho các doanh nghiệp FDI trong những năm vừa qua, đã và đang tạo ra một sân chơi “không công bằng” đối với khối doanh nghiệp trong nước, cũng cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc giám sát, xử phạt các trường hợp chuyển giá, lách thuế cũng phải được thực hiện một cách mạnh mẽ và chặt chẽ hơn.

- Cắt giảm chi tiêu công một cách triệt để nhằm đảm bảo cải thiện tình trạng bội chi NSNN. Qua phân tích cho thấy nguyên nhân của thâm hụt ngân sách trong những năm qua phần nhiều xuất phát từ các khoản chi hơn là các khoản thu. Do đó giảm dần vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong đầu tư phát triển đi đôi với việc tăng chế tài đánh giá, giám sát hiệu quả chi đầu tư công và thu gọn bộ máy, cắt giảm chi phí quản lý hành chính là các giải pháp cần được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng lộ trình cụ thể. Cắt giảm chi tiêu công phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chương trình/dự án chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp, hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm tốt. Những ưu tiên cần đặt ra là: các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, có thể tư nhân hóa một số bộ phận của khu vực công cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công như giáo dục, giao thông công cộng, thông tin. Mặt khác xem xét cắt giảm và phân bổ lại các khoản chi thường xuyên của mình một cách hiệu quả

3.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Thực trạng phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đà giảm, phụ thuộc vào tích lũy các yếu tố sản xuất (vốn, tài nguyên và lao động kỹ năng thấp) cũng như các gói kích thích (chính sách tín dụng và tài khóa nới lỏng), trong khi đóng góp của tăng trưởng năng suất đang giảm xuống dẫn đến nguy cơ thâm hụt ngân sách và nợ công cao hơn. Mô hình tăng trưởng mới dựa trên nâng cao năng suất, tăng cường chất lượng và cải thiện năng lực cạnh tranh kinh tế cần được thực hiện thông qua một số giải pháp:

- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu. Thúc đẩy tiêu dùng trong nước; mở rộng mạng

lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, giảm bớt các khâu trung gian. Nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng phát triển du lịch

- Cải cách mạnh mẽ hành chính công, thủ tục đầu tư; cải thiện tính minh bạch của luật lệ và chính sách đảm bảo tính nhất quán của văn bản luật ở mọi cấp nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

- Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo ứng dụng công nghệ cao, đồng thời với tháo gỡ khó khăn của ngành trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập quốc tế bằng cách cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Tổ chức kết nối thị trường trong và ngoài nước để định hướng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa đến tất cả các ngành hàng.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI, hợp lý hoá các chính sách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân tạo điều kiện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng tìm kiếm hơn trong việc tìm kiếm nhân lực ở các vị trí chủ chốt.

3.2.3. Giảm thiểu rủi ro về lãi suất và tỷ giá

3.2.3.1.Phát triển thị trường nợ trong nước

Kinh nghiệm của Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc là không nên phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ vay nước ngoài. Phát triển thị trường nợ trong nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu được cho là giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn nợ công. Trong ngắn hạn, có thể phải chấp nhập chi phí vay mượn trong nước cao nhằm phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, có thể huy động được vốn với chi phí thấp, kì hạn dài, lãi suất cố định và đặc biệt là bằng nội tệ. Do vậy, các rủi ro liên quan đến lãi suất, tỉ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường TPCP thứ cấp còn giúp kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì TPCP là tiêu chuẩn để xác định rủi ro của các công cụ nợ khác. Để mở rộng quy mô và tăng cường tính tích cực của thị trường TPCP đáp ứng cho công tác quản lý nợ công trong thời gian tới, cần tiến hành các cải cách sau:

Đa dạng hóa các công cụ vay nợ: Xây dựng chương trình phát hành TPCP với thời hạn khác nhau từ trái phiếu kho bạc ngắn hạn đến dài hạn trên cơ sở phân tích kế hoạch cân đối ngân sách cũng như tính toán những biến động trên thị trường. Trong đó ưu tiên phát triển công cụ nợ dài hạn để đảm bảo huy động nguồn vốn dài hạn

Sử dụng công cụ phái sinh trong giao dịch TPCP. Việc sử dụng các công cụ phái sinh đối với TPCP là yếu tố vừa tạo tính đa dạng đối với công cụ vay nợ vừa là công cụ để bảo hiểm đối với khoản vay. Qua đó, góp phần giảm thiểu chi phí vay nợ.

Xây dựng chính sách, quy trình cho thị trường sơ cấp và thứ cấp: Khi phát hành theo phương thức đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán (cũng như qua NHNN) cần hạn chế đặt mức lãi suất chủ quan, từng bước loại bỏ sự áp đặt lãi suất trong đấu thầu TPCP, nên tham khảo mức lãi suất thị trường. Nhằm tăng tính hấp dẫn của TPCP, nên khuyến khích các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đấu thầu bằng cách áp dụng lãi suất thả nổi cộng với hình thức thanh toán lãi đa dạng và với lợi thế về mức độ an toàn. Điều này sẽ tạo nên tính hữu dụng và thanh khoản của TPCP, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.

Tái cấu trúc các khoản nợ: thông qua việc mua lại hoặc hoán đổi nợ về kỳ hạn chuyển khoản nợ từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài hơn sẽ giúp giảm bớt áp lực cho mặt bằng lãi suất cũng như chi phí lãi vay hàng năm.

3.2.3.2. Tăng cường dự trữ ngoại hối.

Dự trữ ngoại tệ là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, ổn định tỷ giá. Để gia tăng dự trữ ngoại hối, cân có một số giải pháp cần thiết sau:

Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai thông qua phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, thậm chí là xuất khẩu dịch vụ

Gia tăng cán cân tài khoản vốn thông qua thu hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế gồm nguồn vốn FDI và FII. Dòng vốn này rất là quan trọng đối với nền kinh tế, nó không chỉ góp phần cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn đem

lại nguồn ngoại tệ làm gia tăng quỹ dự trữ quốc gia, đặc biệt là nguốn vốn FII.

Khuyến khích kiều hối chảy về nước bằng cách tạo ra các chính sách như: Đối xử bình đẳng với Việt kiều như người dân trong nước; Tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước: Đãi ngộ thoả đáng đối với các thành phần tri thức Việt kiều về đóng cho quê hương. Thực hiện nghiêm cấm trao đổi mua bán hàng hoá bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm, sau đến là các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương

3.2.3.3.Chính sách tỷ giá phù hợp

Với việc chuyển chế độ điều hành tỷ giá từ neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh sang thả nổi có quản lý được cho là là bước đi tiếp theo trong lộ trình chống đô la hóa, dần xóa bỏ quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sau các giải pháp như thu hẹp đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ. Đồng thời Việc chuyển sang neo giữ theo một giỏ tiền tệ giúp giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo tính linh hoạt của chính sách. Việc áp dụng tỷ giá mới sẽ giúp việc giảm giá VND trong thời gian tới diễn ra tuần tự, NHNN sẽ hạn chế được việc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường.

Mặc dù vậy, việc tính toán tỷ giá trung tâm dựa trên những biến số khó xác định, bản thân NHNN cũng không cung cấp rõ cách tính toán, trọng số của từng chỉ tiêu. Vì vậy, bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn hơn trong việc dự báo tỷ giá để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp trong cách thức điều hành hiện nay vẫn tồn tại những áp đặt chưa hoàn toàn mang tính thị trường. Do vậy cần phải thúc đẩy phát triển và mở rộng hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ như hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option)… để điều tiết cung cầu ngoại tệ hợp lý hơn và hạn chế rủi ro hối đoái

3.2.4. Duy trì giới hạn nợ công ở hiệu quả, an toàn, kiểm soát được

3.2.4.1. Xây dựng chiến lược kế hoạch về vay nợ công hợp lý

Chiến lược kế hoạch vay nợ phải gắn chặt với kế hoạch trả nợ, tính toán kỹ các kịch bản rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo năng lực trả nợ của Chính phủ.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng

3.2.4.2. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vayđược Chính phủ bảo lãnh. được Chính phủ bảo lãnh.

Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ NSNN phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công tư (PPP) (Vương Đình Huệ, Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam)

3.2.4.3. Đánh giá các rủi ro về an toàn nợ công thông hệ thống các chỉ tiêugiám sát nợ công giám sát nợ công

- Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore đều có tỷ lệ nợ công rất cao nhưng để đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, vẫn cần phải thiết lập ngưỡng an toàn nợ công. Xác định ngưỡng nợ công an toàn nợ công trong mối quan hệ phụ thuộc vào các kịch bản kinh tế như khả năng vay nợ mới, in thêm tiền và thặng dư ngân sách của chính phủ. Nếu như việc vay nợ mới của chính phủ bị giới hạn và việc in thêm tiền cũng bị hạn chế do mục tiêu kiểm soát lạm phát thì khả năng tạo ra thặng dư ngân sách trong tương lai là cơ sở kinh tế quan trọng giúp xác định ngưỡng nợ công an toàn. Mức lãi suất thực hiệu dụng cũng là một nhân tố động giúp xác định giới hạn tỷ lệ nợ công hiện tại. Nếu tỷ lệ lãi suất thực hiệu dụng giảm xuống thì giới hạn nợ công an toàn có thể cân nhắc tăng lên nhưng khi tỷ lệ lãi suất thực hiệu dụng tăng lên thì giới hạn nợ công an toàn buộc phải giảm xuống.

- Cơ sở đánh giá nợ công an toàn không phản ánh toàn diện qua tỷ lệ nợ công/GDP mà còn thể hiện qua nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khả năng chi trả nợ của Chính phủ. Để đánh giá đúng tính bền vững của nợ công cần đánh giá nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa… Bên cạnh đó cần xem xét đến cơ cấu nợ, tỷ lệ lãi suất, thời gian trả nợ… để đánh giá đúng tính chất của nợ công.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)