STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 trưởng Tăng
2017/2016
Tăng trưởng 2018/2017
1 Số lượng thẻ Agribank hoạt động (triệu thẻ) 8.61 11.12 13.85 29.2% 24.6% 2 Số lượng thẻ hoạt động trên thị trường (triệu thẻ) 111 132 147.3 18.9% 11.6% 3 Thị phần thẻ Agribank 7% 8% 9%
4 Số máy ATM của Agribank 2.500 2.7500 2.900 10.0% 5.5% 5 Số máy ATM của toàn thị trường 17.472 17.558 18.173 0.5% 3.5% 6 Thị phần ATM của Agribank 14% 15% 15%
7 Số lượng POS/EDC Agribank 15.85 19.536 20.894 23.3% 7.0% 8 Số POS/EDC của toàn thị trưởng 263.427 268.813 294.503 2.0% 9.6% 9 Thị phần POS của
Agribank 6% 7% 7%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, Báo cáo thông kê Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016-2018 )
Số lượng thẻ Agribank đang hoạt động đến thời hiểm 31/12/2018 đạt 13,85 triệu thẻ, tăng 24,6% so với năm 2017. Với đông đảo số khách hàng sử dụng thẻ, đặc biệt tại thị trường các tỉnh, khu vực nông thôn. Sản phẩm thẻ Agribank đã tạo thuận lợi cho các đơn vị chi trả lương qua tài khoản thẻ, hộ gia đình thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, tiền học phí cho con em .v.v.. thanh toán việc mua bản nông sản, nguồn nguyên liệu .v.v.. đặc biệt các sản phẩm thẻ liên kết với các trường đại học, thẻ lập nghiệp đã giúp sinh viên, học sinh quản lý tài chính hiệu quả.
Máy ATM hiện là kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử được Agribank quan tâm phát triển, với 2.900 máy tại thời điểm cuối năm 2018, tăng 150 máy so với năm 2017, Agribank là ngân hàng dẫn đầu thị trường về phát triển ATM (chiếm thị phần 17%), đặc biệt sự hiện diện của các máy ATM Agribank tại khu vực nông thôn, thôn, xã, bản làng xa vị trí trung tâm đã giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng thuận lợi.
Năm 2018, Agribank đã triển khai thí điểm kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử qua máy CDM, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của thị trường sang đa chức năng, đa tiện ích, mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng. Ưu điểm vượt trội của máy là tự động nhận tiền và hệ thống hạch toán tự động vào tài khoản của khách hàng ngay khi kết thúc giao dịch. Do vậy, giảm tải lượng khách hàng giao dịch tại quầy cho các chi nhánh, bên cạnh đó giúp ngân hàng tiết giảm nhân công và chi phí liên quan đến hoạt động ngân quỹ. Việc gửi tiền tự động tại CDM (bao gồm cả gửi không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn) với thủ tục đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm thời gian .v.v.. sẽ hấp dẫn và thu hút khách hàng so với kênh giao dịch truyền thống tại quầy. Hơn nữa, gửi tiền tự động sẽ tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.
Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, Agribank đã quan tâm phát triển, đến cuối năm 2018 đã cung cấp ra thị trường 20.894 POS (tăng 7% so với năm 2017), chiếm 11,3% thị phần POS toàn hệ thống các ngân hàng thương mại. Phát triển hiệu quả POS tại các địa bàn khu vực tỉnh, thành phố nhằm chiếm lĩnh thị phần đồng thời ưu tiên các địa bàn nông thôn phục vụ định hướng mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
2.3.2.2. Dịch vụ Mobile banking
Tính đến cuối năm 2018, tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ đạt 8,7 triệu khách hàng, tăng 26 % so với năm 2017. Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking Agribank đến cuối năm 2018 đạt 11%, tăng so với cuối năm 2017 (9%).
Bảng 2.5 Số khách hàng, thị phần dịch vụ Mobile Banking Agribank giai đoạn 2016-2018
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017 1 Số lượng khách hàng sử dụng Mobile banking Agribank (triệu khách hàng) 5,5 6,9 8,7 25.5% 26.1% 2
Số lượng tài khoản thanh toán trên toàn hệ thống
ngân hàng thương mại 69,7 69,2 74,99 3 Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile
banking Agribank 8% 9% 11%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, Báo cáo thông kê Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016-2018 )
Hiện tại Agribank đã thực hiện đầy đủ chùm dịch vụ Mobile Banking qua tin nhắn SMS, đa dạng, nhiều tiện ích gồm: Vấn tin, in sao kê, thông báo biến động số dư tiền gửi, dư nợ, lãi tiền vay, chuyển khoản Atransfer, thanh toán hóa đơn Apaybill, nạp tiền Vntopup, nạp thẻ game.v.v.. Đây là những dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, không bị giới hạn về không gian và thời gian, giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của đông đảo khách hàng.
Ngoài ra, Agribank phát triển dịch vụ Agribank E-Mobile Banking trên nền tảng ứng dụng điện thoại thông minh, hệ điều hành Android, iOS hoặc Window Phone sử dụng sóng 3G, 4G để truy cập internet, với tính năng, tiện ích dịch vụ vượt trội so với các dịch vụ cung cấp qua tin nhắn SMS cho dòng điện thoại thông thường như dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí .v.v.. mua mã thẻ, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt vé xe, đặt vé tàu hỏa, đặt vé xem phim, mua sắm trực tuyến, nhận tiền kiều hối. Trong thời đại mà hầu hết mỗi cá nhân đều sở hữu một chiếc smartphone có thể truy cập internet, thì việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử trên ứng dụng smartphone là một chiến lược đúng đắn, nhằm đưa những sản phẩm dịch vụ tiện lợi hơn tới khách hàng, tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng. Tuy vậy, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác khiến phí dịch vụ luôn bị điều
chỉnh theo xu hướng giảm, thậm chí là miễn phí, cùng với những vấn đề về vận hành hệ thống máy chủ, tính an toàn, bảo mật trong xử lí các giao dịch là những vấn đề cần phải xem xét khi triển khai dịch vụ.
2.3.2.3. Dịch vụ Internet banking
Tính đến cuối năm 2018, tổng số đăng ký sử dụng dịch vụ đạt 1,51 triệu khách hàng, tăng 64% so với năm 2017. Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking của Agribank đạt 2%, tăng so với cuối năm 2017 (đạt 1,3%).
Bảng 2.6. Số khách hàng, thị phần dịch vụ Internet Banking Agribank giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017 1 Số lượng khách hàng sử dụng Internet banking Agribank (triệu khách hàng) 0.56 0.92 1.51 25.5% 26.1% 2
Số lượng tài khoản thanh toán trên toàn hệ thống Ngân hàng thương mại
69.7 69.2 74.99
3 Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking Agribank
<1% 1,3% 2%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, Báo cáo thông kê Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016-2018 )
Internet Banking là dịch vụ hỗ trợ khách hàng truy vấn thông tin tài khoản (số dư, lịch sử giao dịch, chuyển tiền nội mạng và ngoại mạng .v.v..) qua mạng internet, được ngân hàng đưa vào sử dụng từ năm 2010 trên toàn quốc. Thời gian đầu dịch vụ chưa được chi nhánh chú trọng do chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chức năng và nhất là máy chủ Internet Banking vận hành khá chậm, giao diện chưa đẹp, tính năng chưa nhiều, thường xuyên không kết nối được. Sau một thời gian triển khai, máy chủ được nâng cấp nên hệ thống hoạt động ổn định hơn, thuận lợi hơn trong việc triển khai. Đến nay dịch vụ được phát triển thêm nhiều tiện ích mới như chuyển khoản trong cùng hệ thống, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn đã đáp ưng nhu cầu dịch vụ ngân hàng của đa số khách hàng là các công ty,
doanh nghiệp tư nhân, cá nhân. Tuy nhiên, do mới triển khai một số tính năng ,tiện ích mới nên nhiều khách hàng chưa biết đến dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này còn hạn chế.
2.3.2.4. Dịch vụ SMS banking
Trong thời gian qua, với sự phát triển của dịch vụ Mobile banking có giao diện đồ họa thân thiện, thao tác dễ dàng nên khách hàng có xu hướng chuyển dần sang sử dụng dịch vụ Mobile banking, dịch vụ SMS banking thường chỉ sử dụng thông báo biến động số dư, Agribank thu phí thường niên theo tháng
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng dịch vụ SMS banking STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017 1 Số lượng khách hàng sử dụng (triệu khách hàng) 2,75 3,4 3,67 23% 6,7% 2.3.2.5. Dịch vụ home banking
Dịch vụ home banking của Agribank cung cấp chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp, với sự mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trên toàn quốc, số lượng khách hàng, và tổng doanh thu tăng ổn định theo các năm, Vì đối tượng là doanh nghiệp nên dịch vụ Home banking của Agribank hoạt động với mục đích thu hút nguồn vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho khánh hàng doanh nghiệp không phải đến ngân hàng mà vẫn giao dịch bình thường.
Bảng 2.8 Quy mô dịch vụ home banking
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017 1 Số lượng khách hàng sử dụng 159 211 250 32% 18% 2 Số lượng giao dịch 8,584 10,575 12,653 23% 16% 3 Doanh số (tỷ đồng) 1,767 2,379 3,648 34% 53% (Nguồn: số liệu báo cáo tổng hợp Phòng Ngân hàng điện tử - CNTT – Agribank).
2.3.3. Doanh thu dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank
Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm Dịch vụ ngân hàng điện tử về số lượng, cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, Agribank đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới, tìm kiếm thị trường, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ trẻ- là những người nhiệt huyết với công việc, sớm được tiếp cận với công nghệ hiện đại, nhằm gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm Dịch vụ ngân hàng điện tử đưa vào hoạt động. Nhờ vậy, doanh thu từ việc cung cấp các sản phẩm Dịch vụ ngân hàng điện tử đã đạt được những kết quả khả quan, thể hiện qua bảng số liệu sau: