Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡngGVCC của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 54 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡngGVCC của các

trường THPT thị xã Phú Thọ

Thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác của mỗi năm học, trong những năm gần đây, Cấp ủy- Ban Giám hiệu các trường THPT của thị xã chú

trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên tất cả các mặt hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các nhà trường. Trong đó, hoạt động bồi dưỡng GVCC trung học phổ thông được xem là giữ vai trò rất quan trọng của các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chun mơn của các trường THPT thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các đơn vị.

Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 16 CBQL và tập trung đánh giá ở một số nội dung cơ bản sau đây:

2.2.5.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ

Lập kế hoạch cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng là công việc đầu tiên mà Hiệu trưởng phải quan tâm. Để khảo sát thực trạng công tác này chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 của phụ lục 4. Kết qủa công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ được thể hiện ở bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5: Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của Hiệu trưởng.

TT Các biện pháp xây dựng kế hoạch

Mức độ (%)

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Tốt Đạt Chưa đạt 1

Dự báo nhu cầu GVCC, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

16 33 51 20 21 59

2

Tiến hành rà sốt đội ngũ GVCC để có kế hoạch đào tạo, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu

72 11 17 71 22 7

3

Lựa chọn những GVCC tiêu biểu tham gia hoạt động bồi dưỡng GVCC

25 23 52 24 20 46

4

Xác định mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCC.

Nhận xét bảng 2.5:

Bảng 2.5 cho thấy, các biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của CBQL được đánh giá chung là khá. Theo đánh giá chung thì biện pháp “Tiến hành rà sốt, sắp xếp lại đội ngũ GVCC để có kế hoạch đào tạo, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu” và biện pháp “Xác định mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCC”, được đánh giá mức độ thực hiện tốt, với mức điểm trung bình chung là X= 2,76 và X= 2,75 Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc rà soát, sắp xếp lại đội ngũ GVCC hiện có để cử giáo viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Vấn đề dặt ra ở đây là CBQL phải sắp xếp, rà soát GVCC để tiến hành bồi dưỡng dội ngũ này theo đúng hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Biện pháp “Dự báo nhu cầu GVCC, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương” được đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất với mức điểm trung bình chung là X= 1,9 xếp thứ 4/4 biện pháp. Biện pháp “Lựa chọn những GVCC tiêu biểu tham gia hoạt động bồi dưỡng GVCC ” được đánh giá mức độ thực hiện thấp với mức điểm trung bình chung là X= 1,93.

Trước thực trạng trên các CBQL cần phải nhìn nhận lại về các biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của đơn vị mình. Từ đó để thấy được những điểm đã làm và chưa làm được để tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp trên thì việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động BDGVCC mới đạt hiệu quả cao.

2.2.5.2. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ

Kết quả công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ được thể hiện ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVCC

TT Các biện pháp tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

Mức độ (%)

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ Tốt Đạt Chưa đạt 1

Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn theo các chuyên đề cho GVCC theo mạch kiến thức cấp THPT

52 40 2 48 50 2

2

Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục

55 36 9 50 24 26

3

Tổ chức câu lạc bộ giáo viên dạy giỏi THPT để các trường trao đổi kinh nghiệm về kĩ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kĩ năng giảng dạy trên lớp

23 34 43 22 17 61

4

Chỉ đạo thúc đẩy đội ngũ GVCC tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ

86 24 - 88 20 2

Nhận xét bảng 2.6:

Đánh giá chung về mức độ “Các biện pháp tổ chức thực hiện và chỉ đạo” đạt ở mức độ trung bình.

Biện pháp “Thúc đẩy đội ngũ GVCC tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ” được đánh giá chung là thực hiện tốt nhất, với điểm trung bình X = 2,71. Đây

là nội dung luôn được các trường quan tâm, thực hiện nhằm nâng cao trình độ, năng lực thực hành của đội ngũ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của thị xã sắp trở thành thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp “Bồi dưỡng về chuyên môn theo các chuyên đề cho GVCC theo mạch kiến thức cấp THPT”, “Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục” thực hiện ở mức trung bình với mức điểm trung bình chung lần lượt là X= 2,2, X= 2,15. Điều này cho thấy CBQL các trường THPT thị xã Phú Thọ chưa tập trung nhiều vào việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng chuyên đề, về kĩ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục cho GVCC.

Biện pháp “Tổ chức câu lạc bộ giáo viên dạy giỏi THPT để các trường trao đổi kinh nghiệm về kĩ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kĩ năng giảng dạy trên lớp” được đánh giá chung là thực hiện yếu nhất trong các biện pháp với điểm trung bình chung là X = 1,98. Điều đó thể hiện việc thực hiện hoạt động này chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được nội dung sinh hoạt thiết thực, cụ thể nhằm nhân rộng, phổ biến các sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt và những giờ dạy giỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp làm hạn chế việc phát huy tiềm năng sáng tạo và nhân tố tích cực của ngành giáo dục thị xã.

Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn khẳng định việc thực hiện biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng GVCC THPT ”của các trường THPT thị xã Phú Thọ đã được quan tâm, nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn, kết quả chưa cao

2.2.5.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ

Kết quả về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ được thể hiện ở bảng 2.7

Bảng 2.7: Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng GVCC

TT

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

bồi dưỡng GVCC

Mức độ (%)

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Tốt Đạt Chưa đạt 1

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, các yêu cầu cụ thể cho việc kiểm tra, đánh giá

30 40 30 28 25 47

2 Kiểm tra việc triển khai thực hiện

chương trình bồi dưỡng 40.5 20,5 21,4 39 23 38

3

Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

50 22 28 51 23 27

4 Chỉ đạo kiểm tra bài viết tại lớp

bồi dưỡng theo kiểu tự luận. 45 22 23 40 20 40

5

Chỉ đạo kiểm tra bài viết tại lớp bồi dưỡng theo kiểu trắc nghiệm khách quan.

50 21 29 51 20 29

6

Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc thực hiện giờ thực hành của giáo viên.

56 24 20 55 23 22

Nhận xét bảng 2.7:

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy: các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ chỉ đạt ở mức trung bình.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GVCC vẫn còn những hạn chế, mức độ thực hiện thường xun cịn thấp. Chính vì các nhà quản lý giáo dục chưa coi trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá nên giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng cũng chưa tích cực. Các hiệu trưởng mới chỉ chủ yếu dựa vào kết quả chấm bài thực hành sau khi bồi dưỡng, qua việc thực hiện giờ dạy của giáo

viên mà chưa làm tốt việc kiểm tra việc thực hiện chương trình bồi dưỡng, chưa xây dựng được tốt các tiêu chí đánh giá hoạt động BDGVCC. Điều này khiến cho giảng viên và GVCC chưa có động lực thực sự trong việc bồi dưỡng.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cho GVCC một cách phù hợp, thiết thực đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.

2.2.5.4. Đánh giá chung về việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của CBQL

Bảng 2.8: Đánh giá chung về việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC của CBQL

STT Các chức năng

Mức độ thực hiện (%) Kết quả đạt được

Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Tốt Đạt Chưa đạt 1 Xây dựng kế hoạch 30 20 50 41 22 37 2 Tổ chức thực hiện 40,5 32,5 27,5 42,5 31 26,5 3 Chỉ đạo các hoạt động 30 41 29 33 35,5 21,5 4 Kiểm tra, đánh giá kết

quả thực hiện 40,5 22,5 37,5 42,5 21 37,5 Nhận xét bảng 2.8:

Kết quả ở bảng 2.8 cho ta thấy: Việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC cho giáo viên THPT ở thị xã Phú Thọ có mức độ thực hiện được đánh giá thấp.

Kết quả điều tra, phỏng vấn các Cán bộ quản lý: 4 trường (16 Cán bộ quản lý)

- Khơng có kế hoạch về cơng tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán (có 8 ý kiến 50%)

- Chưa có tổ chức chỉ đạo thường xun về cơng tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán (6 ý kiến: 37,5%).

- Việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cho GVCC chưa đạt yêu cầu (37,5%).

Như vậy việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng ở hoạt động BDGVCC chưa tốt. Khâu xây dựng kế hoạch chưa thường xuyên, Việc quản lý kiểm tra, đánh giá có mức độ thực hiện chưa nhiều và kết quả đạt được thấp nhất. Các chức năng khác có mức độ thực hiện cũng ở mức thấp. Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra, chúng tôi nhận thấy: hằng năm hiệu trưởng đã có kế hoạch bồi dưỡng GV, tiuy nhiên kế hoạch cịn thiếu tính phân hóa, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng theo yêu cầu của cá nhân GV. Kế hoạch mới chỉ dừng lại nhiều ở việc tổ chức bồi dưỡng cho Gv đại trà mà chưa chú ý nhiều đến bồi dưỡng cho GVCC. Hiệu trưởng chưa chủ động về thời gian, về nội dung, về tài liệu dẫn đến gây khó khăn cho cơng tác tổ chức thực hiện. Chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng lâu dài cho GV (theo chu kì hoặc thời gian vài năm học).

Đội ngũ GVCC thiếu tính ổn định, do thuyên chuyển công tác, do đề bạt lên cán bộ quản lý...;Cơ sở vật chất đối với công tác bồi dưỡng trong những năm qua đã cóp những đầu tư thích đáng nhưng đối với yêu cầu công tác bồi dưỡng nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng như hiện nay thì vẫn cịn nhiều bất cập; Việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng GV như: Sách giáo khoa, sách GV, thiết bị, phịng học kinh phí, giảng viên... chưa đồng bộ và chưa kịp thời. GV chưa có thời gian nghiên cứu tài liệu trước khi bồi dưỡng. Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích GVCC tham dự khóa học bồi dưỡng và sau khi tham gia bồi dưỡng còn chưa thực sự rõ ràng và chưa thực hiện kịp thời.

Việc tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình tự học, tự bồi dưỡng chưa nhiều, phần lớn phụ thuộc vào ý thức tự giác và nỗ lực của từng giáo viên.

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng GVCC và quản lý hoạt động này ở thị xã Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh.

Tuy vậy kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát cho thấy việc quản lý công tác này vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Với việc phân tích thực trạng và chỉ ra các hạn chế của các hoạt động nhằm bồi dưỡng đội ngũ GVCC, chương 2 đã đưa ra những cơ sở thực tiễn làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ, nhằm khắc phục các tồn tại, giải quyết các vấn đề bất cập trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động công tác bồi dưỡng GVCC của các trường THPT thị xã Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy:

- Về nhận thức: Hầu hết cán bộ quản lý GD và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng nói chung, BDGVCC nói riêng.

- Nội dung, hình thức tổ chức và kết quả bồi dưỡng: các lớp bồi dưỡng GVCC THPT của Thị xã Phú Thọ thường được bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá; Xây dựng chuyên đề dạy học...), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, nâng cao kiến thức... Tuy nhiên vẫn có nội dung và hình thức bồi dưỡng được CBQL và GV đánh giá là chưa phù hợp. Kết quả hoạt động bồi dưỡng còn thấp. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của giáo viên còn thấp.

Cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng cho GV chưa đồng bộ và kịp thời. Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng GVCC và sau khi bồi dưỡng chưa thực sự rõ ràng.

Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL đối với hoạt động BDGV còn chưa được thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa cao, chưa theo mong muốn.

Những hạn chế và bất cập trên trong công tác quản lý hoạt động BDGVCC sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC trường THPT trong thời gian tới đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng đủ sức gánh vác nhiệm vụ phát triển giáo dục THPT trong tình hình mới. Những biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC trường THPT và việc khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp này sẽ được đề cập ở Chương 3./.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)