Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡngGVCC ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.4. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡngGVCC ở các

trường THPT thị xã Phú Thọ

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các trường THPT Thị xã Phú Thọ trong những năm qua đã thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng thường xuyên và các đợt bồi dưỡng tập trung về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực. Từ năm 2012 đến nay, ý thức tự học tự bồi dưỡng của giáo viên được nâng lên rất nhiều. Các trường THPT trên địa bàn đã thành lập đội ngũ GVCC chuyên môn gồm các giáo viên giỏi, giáo viên chuyên môn vững vàng. Đồng

thời các trường tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra đánh giá giáo viên nhằm chuẩn hố, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và coi đây là một hình thức bồi dưỡng rất hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi hình thức tổ chức bồi dưỡng bằng cách phân cấp tổ chức bồi dưỡng giáo viên trung học cho Phịng Trung học phổ thơng. Vì vậy vào tháng 7, tháng 9 hàng năm Phịng Trung học phổ thơng chủ động trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên các trường trung học. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ, kết quả cụ thể như sau:

2.2.4.1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ

Để tiến hành khảo sát thực trạng về nội dung bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 của phụ lục số 4. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ

T

T Nội dung bồi dưỡng

Mức độ (%)

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được

Thường

xuyên Đôi khi

Không thực hiện Tốt Đạt Chưa đạt 1 Kiến thức các môn học 37 63 - 57 28 15 2 Cách xây dựng chuyên đề 34 22 54 64 24 12 3 Phương pháp dạy học tích cực 28 15 57 55 36 09 4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập theo định hướng năng lực HS. 59 14 27 62 15 23

5

Kiến thức tin học, khai thác, xử lý thông tin trên mạng; soạn giảng bằng giáo án điện tử

42 35 23 23 67 10

6 Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục 23 28 49 72 20 08

Nhận xét bảng 2.1:

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Nhìn chung CBQL ở các trường THPT Thị xã Phú Thọ đã chú ý đến nội dung bồi dưỡng cho GVCC. Nội dung được tổ chức thường xuyên đó là: Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực HS (59%). Hầu hết các ý kiến cho rằng, giáo viên đã được bồi dưỡng những nội dung về phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương pháp dạy học, cải tiến cách kiểm tra, đánh giá, bổ sung kiến thức cập nhật nhưng vẫn còn nhiều giáo viên cốt cán chưa nắm chắc những kiến thức này cần phải được bồi dưỡng thường xuyên hơn. Kết quả bồi dưỡng các nội dung trên chưa được cao, chỉ có nội dung bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục là tốt (71%). Kết quả bồi dưỡng các nội dung như: Cách xây dựng chuyên đề, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh kết quả chưa cao. Đây là những vấn đề mà Bộ giáo dục mới đưa vào tập huấn cho giáo viên được 02 năm. Phỏng vấn giáo viên của 04 trường THPT trong thị xã Phú Thọ phần đông giáo viên cho rằng họ chưa thạo trong cách xây dựng chuyên đề, lúng túng trong cách lựa chọn nội dung và triển khai giảng dạy; hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh của phần nhiều giáo viên còn chưa thành thạo.

Nhìn chung các nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng, bổ sung cho giáo viên kịp thời đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đã được các CBQL ở các trường THPT thị xã Phú Thọ quan tâm. Song, bên cạnh đó, các nội dung như: Bồi dưỡng kiến thức các môn học (37%); Bồi dưỡng kiến thức tin học, khai thác, xử lý thông tin trên mạng, soạn và dạy bằng giáo án điện tử (42%); Kiến thức ngoại ngữ; chưa được quan tâm, tổ chức bồi dưỡng nhiều. Vì vậy kết quả bồi dưỡng cũng thấp. Hầu hết GVCC đều nhận thức tốt về việc cần tổ chức các hoạt động bồi dưỡng . Về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục mặc dù chưa được tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nhưng mức độ đạt được lại khá cao, điều đó cho hay GVCC có kỹ năng sư phạm tốt. Khả năng sử dụng

ngoại ngữ là vấn đề đáng báo động. Trong thời kỳ CNH- HĐH, hội nhấp quốc tế như hiện nay yêu cầu trình độ ngoại ngữ của GV phải đạt chuẩn. Song vấn đề này chưa được quan tâm bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT thị xã Phú Thọ. Hầu hết các ý kiến khẳng định nội dung bồi dưỡng đã bám sát được định hướng đổi mới giáo dục hiện nay nhưng kết quả bồi dưỡng chưa cao. Hiệu trưởng các trường THPT trong thị xã Phú Thọ cần thấy rõ điều này để tăng cường công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là GVCC nhiều hơn nữa.

2.2.4.2. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Đánh giá của khách thể điều tra về Hình thức bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ TT Các hình thức bồi dưỡng Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL %

1 Nghe giảng tập trung từng đợt có

thực hành 66 97,5 02 2,5 - - 2 Tự học có hướng dẫn, có giải đáp. 53 78 12 17,6 1 1,5 3 Tham quan, học tập, trao đổi

kinh nghiệm 21 30,8 12 17,6 35 51,6 4 Thành lập câu lạc bộ GVCC 12 17,6 24 25,2 32 47,2

Nhận xét bảng 2.2:

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: Hình thức bồi dưỡng có hiệu quả nhất vẫn là tập trung bồi dưỡng do giảng viên cốt cán hướng dẫn, có thực hành ( 97,5% ý kiến) cho là rất phù hợp. Hình thức cá nhân tự học, với sự giúp đỡ của tổ chun mơn cũng là hình thức thiết thực và khả thi (78% ý kiến). Hình thức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm và thành lập câu lạc bộ GVCC không

nhận được nhiều giáo viên đồng tình. Như vậy, hình thức bồi dưỡng này của các thường THPT Thị xã Phú Thọ chưa nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của giáo viên. Qua trò chuyện với giáo viên cốt cán ở 04 trường THPT thị xã Phú Thọ chúng tôi được biết hai hình thức tổ chức này trong nhiều năm qua các trường tổ chức ít và chưa có hiệu quả.

Như vậy, qua ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng GVCC như trên cho thấy các nhà quản lý giáo dục cần phải lựa chọn hình thức bồi dưỡng giáo viên sao cho hợp lý, phù hợp với điều kiện, nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên để quá trình bồi dưỡng đạt kết quả cao.

2.2.4.3. Thực trạng về loại hình bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ

Kết quả khảo sát về thực trạng về loại hình bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT thị xã Phú Thọ được thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Đánh giá của các khách thể điều tra về loại hình bồi dưỡng GV ở các trường THPT thị xã Phú Thọ.

TT Các loại hình bồi dưỡng GV

Mức độ phù hợp

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

SL % SL % SL % 1 Bồi dưỡng nâng chuẩn 26 50 22 42,3 2 3,7 2 Bồi dưỡng thường xuyên 37 71,2 15 28,8 - - 3 Bồi dưỡng đổi mới chương

trình, sách giáo khoa 17 33 10 19 23 44,2

Nhận xét bảng 2.3:

71,2% ý kiến khẳng định việc bồi dưỡng thường xuyên là rất phù hợp, cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của giáo viên THPT trong đổi mới giáo dục. Thơng qua trị chuyện với GVCC và GV các trường THPT Thị xã Phú Thọ chúng tôi nhận thấy: Hầu hết giáo viên trung học phổ thông đều tỏ thái độ đối với việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên: hăng hái, tự giác, bởi lẽ chính họ thấy được ích lợi, sự cần thiết và hiệu quả thực sự của chương trình bồi dưỡng này.

Tuy vậy, có một số ý kiến của giáo viên trung học phổ thông cần được lưu tâm xem xét cụ thể là:

- Các vấn đề cần bồi dưỡng cho giáo viên THPT có thể thống nhất đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên (cả nội dung bồi dưỡng, bồi dưỡng theo chuyên đề...) để thuận lợi cho người học và cả khâu theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Cần có hỗ trợ cho việc cung cấp tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho người học (trợ giá hoặc tài trợ một phần) và những chế độ khen thưởng, khuyến khích người học đạt kết quả cao trong học tập bồi dưỡng thường xuyên.

Vấn đề BD nâng chuẩn cho GV cũng được đánh giá rất phù hợp là (50%). Như vậy hình thức bồi dưỡng này chưa được GVCC đánh giá cao, trong khi đây là một trong những yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ cho giáo viên. Phỏng vấn GVCC về vấn đề này, họ cho rằng giảng viên bồi dưỡng chưa có được nhiều phương pháp giảng hay và nội dung chưa được nâng cao nhiều. Đáng quan tâm là hình thức bồi dưỡng đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo lộ trình của Bộ GD khơng nhận được sự đồng thuận của giáo viên (44,2%) cho khơng phù hợp. Trong khi theo lộ trình đến năm học 2018- 2019 Bộ giáo dục tiến hành thay sách giáo khoa. Câu hỏi đặt ra là: hiệu trưởng các trường THPT trên thị xã Phú Thọ cần tìm giải pháp để hình thức bồi dưỡng này phải được đơng đảo GV cho là phù hợp. Có như vậy hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV nói chung, GVCC nói riêng mới được nâng cao, và chất lượng đào tạo học sinh của các trường mới được nâng lên.

Giáo viên luôn mong muốn được tham gia BD để nâng cao tay nghề, kỹ năng sư phạm, trình độ chun mơn đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục hiện nay. Song, cũng qua khảo sát và trị chuyện với giáo viên chúng tơi nhận thấy họ mong muốn các nhà quản lý cần quan tâm hơn đến cơng tác này, các loại hình bồi dưỡng cần tiến hành đồng bộ, hợp lý để hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán đạt hiệu quả cao hơn hiện nay.

2.2.4.4. Kết quả bồi dưỡng GVCC

Để khảo sát ý kiến của các khách thể điều tra về kết quả bồi dưỡng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 thuộc phụ lục 2. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Đánh giá chung của các khách thể điều tra về kết quả bồi dưỡng

TT Nội dung bồi dưỡng Mức điểm đánh giá

CBQL GV Chung

1 Kĩ năng lựa chọn xây dựng và tổ

chức dạy học theo chuyên đề 2,1 2,0 2,05 2 Phương pháp dạy học tích cực 2,47 2,68 2,57 3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập theo định hướng

năng lực HS. 2,2 2,3 2,25

4 Kiến thức các môn học 2,68 2,75 2,72

5 Kỹ năng tổ chức các hoạt động

giáo dục 2,51 2,53 2,52

6 Kiến thức tin học, khai thác, xử lý thông tin trên mạng; soạn giảng bằng giáo án điện tử

2,1 1,8 1,9

7 Ngoại ngữ 2,2 1,8 2,0

X 2,3 2,22 2,25

Nhận xét bảng 2.4:

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng GVCC có mức độ đánh giá chưa cao, thể hiện ở điểm trung bình X= 2,25 (min=1; ma x= 3). Chỉ có nội dung bồi dưỡng kiến thức các mơn học đạt khá cao (2,72). Còn lại các nội dung của hoạt động bồi dưỡng GVCC đều được đánh giá ở mức độ trung bình. Cần chú ý là kĩ năng lựa chọn xây dựng và tổ chức dạy học theo chuyên đề đạt ở mức độ thấp nhất (2,27) và Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực HS cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Trong khi đây là hai vấn đề mà Vụ Phổ thông- Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra như là khâu then chốt trong việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Thực tế cho thấy việc thực hiện hai nội dung bồi dưỡng này của GVCC các

trường THPT Thị xã Phú Thọ đạt kết quả chưa cao so với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục như hiện nay.

Riêng nội dung kiến thức tin học, khai thác, xử lý thông tin trên mạng; soạn giảng bằng giáo án điện tử là chưa đạt. Điều này phản ánh trình độ tin học và việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về vấn đề này còn yếu. Kiến thức ngoại ngữ cũng đạt mức 2,0. Kết quả này đặt một yêu cầu thực tiễn cho các nhà quản lý về việc cần quan tâm hơn nữa tới các nội dung bồi dưỡng, cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVCC một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt hơn đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Kết quả khảo sát từ phiếu điều tra và kết quả phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GVCC cho thấy:

Trong nhiều năm qua việc bồi dưỡng của các trường trung học của TXPT mới chỉ làm tốt khâu bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên đại trà và chủ yếu diễn ra dưới các hình thức: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đổi mới chương trình sách giáo khoa, bồi dưỡng theo chuẩn kiến thức kỹ năng, bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, bồi dưỡng đổi mới phương pháp cho giáo viên. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ GVCC chỉ dừng lại là bồi dưỡng theo kiểu cấp tốc cho các giáo viên tham gia giáo viên dạy giỏi nên số lượng giáo viên được bồi dưỡng không nhiều và không được bồi dưỡng thường xuyên liên tục nên số lượng và chất lượng GVCC chưa được nâng lên. Theo điều tra và thống kê thì 5 năm trở lại đây mới có 2 lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ GVCC. Như vậy việc bồi dưỡng đã có nhưng cịn q ít, thời gian bồi dưỡng ngắn (2 ngày) việc bồi dưỡng chưa được thường xuyên, liên tục nên hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Nội dung, phương pháp bồi dưỡng còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và bổ sung kiến thức cho đội ngũ GVCC. Cán bộ quản lý các trường chưa có các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả cơng tác bồi dưỡng GVCC. Vì vậy, để đề ra được các biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng GVCC đạt hiệu quả cao cần phải nhìn nhận lại thực trạng công tác này qua việc điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, GVCC các kiến thức về các môn học, bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, liên mơn, liên hệ thực tiễn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng năng lực, soạn và dạy học chuyên đề…, là những nội dung bồi dưỡng hết sức cần thiết. Những kiến thức này giúp GVCC nắm bắt kịp thời và điều chỉnh cách dạy của mình trong quá trình giảng dạy tiếp theo để theo kịp tinh thần đổi mới dạy học theo nghị quyết 29-TTCP về đổi mới toàn diện giáo dục.

- Nhược điểm cần khắc phục:

+ Giảng viên cốt cán cần cải tiến phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực, giúp giáo viên tiếp cận với việc đổi mới phương pháp ngay khi được bồi dưỡng.

+ Điểm yếu của GVCC cần được tập trung bồi dưỡng là kiến thức về mơn tốn, lý, hóa, ngữ văn, sinh, địa (các bài khó), phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh còn lúng túng. Kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)