8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC ở trường THPT Thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020 nhằm nâng cao số lượng và chất lượng GVCC THPT Thị xã Phú Thọ, tác giả đã sử dụng phương pháp trưng bày ý kiến các cán bộ quản lý, GVCC qua bảng hỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý, GVCC mà tác giả xin ý kiến gồm 68 người. Trong đó bao gồm lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo, chuyên viên Phòng Trung học phổ thông Sở GD&ĐT: 10 người, cán bộ quản lý trường THPT : 16 người, giáo viên cốt cán: 40 người (giáo viên giỏi, giảng viên trường ĐH Hùng Vương 12 người). Các phiếu hỏi được gửi đến các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên. Sau khi thu về đã được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Kết quả xử lý các phiếu hỏi như sau:
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp quản lý
TT Mức độ cần thiết thiết (%) Rất cần Cần thiết
(%)
Không cần thiết
(%)
1
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc BDGVCC.
80,7 11,3 0
2
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDGVCC ở các trường THPT phù hợp với tình hình thực tiễn.
45,6 54,4 0
3
Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCC ở các trường THPT Thị xã Phú Thọ
0 100 0
4
Huy động các nguồn lực phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng GVCC và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC.
80 20 0
5
Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng tạo động lực cho GVCC tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ GVCC sau khi bồi dưỡng.
64,5 36,5 0
6
Tổ chức dự giờ, tăng cường hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, thành lập các câu lạc bộ GVCC
50,5 45,5 0
7 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt
động BDGVCC 54,1 45,9 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Bảng 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến và tính khả thi của các biện pháp quản lý
TT Mức độ khả thi Rất khả thi (%) khả thi (%) Không khả thi (%) 1
Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc BDGVCC.
20,4 79,6 0,2
2 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDGVCC ở
các trường THPT phù hợp với tình hình thực tiễn. 3,4 95,6 0 3 Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương
pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCC . 28,8 71,2 0 4
Huy động các nguồn lực phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng GVCC và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC.
95,8 4,2 0
5
Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng tạo động lực cho GVCC tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ GVCC sau khi bồi dưỡng.
94,2 5,8 0
6 Tổ chức dự giờ, tăng cường hội giảng, thi giáo
viên dạy giỏi, thành lập các câu lạc bộ GVCC. 27,1 62,9 0 7 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động
BDGVCC. 74,3 25,7 0 0 20 40 60 80 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Rất khả thi Khả thi Không khả thi
Nhận xét chung: Qua kết quả trưng bày ý kiến trong các bảng trên, cho
ta thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC ở trường THPT Thị xã Phú Thọ. Hầu hết các biện pháp đưa ra được đánh giá là cần thiết, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi của các trường THPT Thị xã Phú Thọ. Điều đó bước đầu cho phép khẳng định: những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT Thị xã Phú Thọ được đề xuất trong luận văn này cần thiết và có tính khả thi cao.
*Về mức độ cần thiết:
Các biện pháp quản lý đều được đánh giá có tính cần thiết. Trong đó cao nhất là: Biện pháp lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp (100%). Ngoài ra các biện pháp khác đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Như vậy việc kết hợp một cách đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp trên sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC ở trường THPT Thị xã Phú Thọ nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục noi chung, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
*Về mức độ rất khả thi:
Các biện pháp quản lý đều được đánh giá có tính khả thi. Biện pháp được đánh giá có tính khả thi nhất biện pháp: Huy động các nguồn lực phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng GVCC và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC. Ngoài ra các biện pháp khác đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi. Qua đó càng khẳng định: Các biện pháp quản lý công tác hoạt động bồi dưỡng GVCC ở các trường THPT Thị xã Phú Thọ mà tác giả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn là việc làm có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt của giáo dục THPT trong tỉnh trong những thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động bồi dưỡng GVCC, quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC cho các trường THPT thị xã Phú Thọ:
1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dương GVCC
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDGVCC ở các trường THPT phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCC ở các trường THPT Thị xã Phú Thọ.
4. Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực phục vụ tốt cho hoạt động bồi dương và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC
5. Biện pháp 5: Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng tạo động lựccho GVCC tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ GVCC sau khi bồi dưỡng.
6. Biện pháp 6: Tổ chức dự giờ, tăng cường hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, thành lập các câu lạc bộ GVCC.
7. Biện pháp 7: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGVCC. Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp bồi dưỡng GVCC các trường THPT Thị xã Phú Thọ mà luận văn đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao. Những biện pháp đề xuất trên được triển khai thực hiện chắc chắn sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc hoạt động quản lý bồi dưỡng GVCC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVCC các trường THPT Thị xã Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới.
Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phú Thọ. Đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt kết quả như mong đợi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ