Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ GVCC ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ GVCC ở trường THPT

Sự vận động phát triển của xã hội, cũng như sự bùng nổ thông tin như vũ bão, sự phát triển CNH, HĐH của thế giới cũng như của đất nước tác động vào giáo dục và đào tạo, làm cho người giáo viên phải thay đổi và lẽ tất nhiên nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ có tính tất yếu. Điều

đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau: Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ để vươn tới nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đối với đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng ngày càng được rút ngắn. Con người là trung tâm của sự phát triển, một xã hội dựa vào sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Con người được chăm lo, phát triển toàn diện trong sự hội nhập vào xã hội, trong sự phát huy mỗi cá nhân trên các bình diện tinh thần, trí tuệ, đạo đức, thể chất hướng tới một xã hội công bằng, nhân ái trên cơ sở quyết định hài hòa mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Sự xuất hiện một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, xu hướng quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội làm cho các quốc gia một mặt phải ra sức cạnh tranh để tồn tại, mặt khác phải liên kết, hợp tác với nhau. Thế giới sẽ phát triển trong sự bảo tồn đa dạng của các nền văn hóa, đồng thời tăng cường sự hợp tác liên kết như một chỉnh thể. Trong quá trình dạy học nếu người GV không được chăm lo, bồi dưỡng thường xuyên về chun mơn, nghiệp vụ thì sẽ mơ hồ và lạc hậu với sự phát triển của xã hội. Xu hướng toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một tất yếu khách quan. Cả thế giới là một ngôi nhà chung, các quốc gia vừa cùng tồn tại và phát triển. Giáo dục cũng phải hội nhập theo sự phát triển chung đó là tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Trước thực tế như vậy, việc bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ GVCC là cách thức tốt nhất để khai thác mọi tiềm năng và phát huy nội lực của đội ngũ GV trong các nhà trường và trong toàn ngành giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ giáo dục, thực hiện mục tiêu của cấp học. Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là động lực mạnh mẽ nhất trong q trình tự

hồn thiện của bản thân để nâng cao tiềm lực của người thầy. Hơn nữa phải học tập thường xuyên, liên tục coi đó là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển thì người giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Vì vậy bồi dưỡng đội ngũ GVCC là một yêu cầu đặt ra đối với các trường THPT. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào phương thức quản lý của hiệu trưởng. Vì vậy cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVCC một cách hiệu quả.

1.3.2. Yêu cầu năng lực, phẩm chất của giáo viên cốt cán

Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng GVCC người quản lý (hiệu trưởng) phải nắm vững những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THPT và những năng lực chuyên biệt của GVCC. Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thơng tin thường xun về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu mơi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thơng tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình mơn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình mơn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Tiêu chí 13. Xây dựng mơi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an tồn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy đi ̣nh. 8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, tồn diện, cơng bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua mơn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thơng qua việc giảng dạy mơn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khố và ngoại khố theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động cơng ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, cơng bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo du ̣c.

Dựa trên những quy định chung về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và những yêu cầu về việc đổi mới giáo dục, các nhà quản lý giáo dục và đặc biệt là quản lý giáo dục THPT cần chú trọng tới hoạt động bồi dưỡng GVCC.

* Những năng lực và yêu cầu đối với GVCC:

Ngoài những tiêu chuẩn trên, GVCC phải có quyết định cơng nhận của Giám đốc sở; Họ cần có năng lực vượt trội về chuyên môn, nghiệp vụ, về sự tập hợp quần chúng, về sự gương mẫu, về tính lan tỏa những yếu tố tích cực, tác động đến người khác như:

- Về chuyên môn: là giáo viên dạy giỏi trong các cuộc thi GVG cấp trường, cấp Tỉnh; thường xuyên dạy bồi dưỡng đội tuyển HSG đạt kết quả cao.

- Về nghiệp vụ sư phạm: Là những giáo viên có phương pháp dạy học tốt, gương mẫu, đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng kỹ thuật dạy học mới.

- Về tính tiên phong, gương mẫu, khả năng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: là những giáo viên luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là các hoạt động về chuyên môn. Gương mẫu, đóng vai trị cốt cán trong việc bồi dưỡng các giáo viên khác trong tổ. Họ gánh trách nhiệm nặng nề là phải tìm phương pháp nâng dần năng lực chuyên môn của các giáo viên trong tổ. Vì vậy, GVCC phải có nghệ thuật ứng xử và phương pháp sư phạm chắc chắn để truyền đạt phương pháp dạy học và nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên khác. GVCC phải có năng lực truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên trong tổ, trong trường.

1.3.3. Hoạt động bồi dưỡng GVCC ở trường THPT

1.3.3.1. Nội dung bồi dưỡng giáo viên cốt cán

Dựa trên những tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT, nội dung bồi dưỡng GVCC bao gồm:

- Bồi dưỡng về chính trị

- Bồi dưỡng nhận thức về các văn bản, quyết định, quy định của ngành - Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ: Việc xây dựng chuyên đề. - Bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn sư phạm

- Bồi dưỡng việc sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại

- Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực.

Nội dung bồi dưỡng cung cấp cho giáo viên cốt cán các kiến thức cập nhật, bổ sung những kiến thức và những kỹ năng thiếu hụt để người GVCC khơng những đảm bảo dạy đúng, dạy hay chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường trung học để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh mà họ cịn có khả năng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bản thân cho các giáo viên khác, nhân rộng điển hình, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi và có khả năng đảm nhận nhiều công việc khác.

1.3.3.2. Các loại hình bồi dưỡng GV và GVCC

- Bồi dưỡng nâng chuẩn:

Bồi dưỡng nâng chuẩn là làm cho tăng lên, hồn thiện hơn cần đã có, để đạt đến chuẩn đã quy định. Mục đích của bồi dưỡng nâng chuẩn là nâng cao, hoàn chỉnh trình độ văn hóa nghiệp vụ từ chỗ đạt chuẩn thấp hơn lên trình độ trên chuẩn.

- Bồi dưỡng thường xuyên:

Loại hình này chủ yếu bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng cịn thiếu hụt của GV để GV có thể dạy được chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường phổ thông. Chương trình được xây dựng theo các nội dung và hình thức chủ yếu cho GV tự học, tự bồi dưỡng trong suốt dịp hè và cả trong năm học với 2 thể loại: thể loại tài liệu in và tài liệu học tập theo băng hình.

- Bồi dưỡng đổi mới chương trình sách giáo khoa:

Là loại bồi dưỡng chủ yếu tập trung bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức mới, khó và trọng tâm trong chương trình, sách giáo khoa mới. Đặc biệt là đi sâu bồi dưỡng cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng theo từng chuyên đề để giúp giáo viên có thể biết kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy chương trình mà đảm nhiệm ở các bài dạy lý thuyết, thực

hành qua các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học theo hướng tích cực và tương tác...; thời gian bồi dưỡng được tiến hành vào dịp hè và có thể trong cả năm học với nhiều hình thức khác nhau.

1.3.3.3.Phương thức bồi dưỡng

- Bồi dưỡng tập trung: là bồi dưỡng theo khóa dài ngày hoặc theo từng đợt ngắn ngày tại một cơ sở đào tạo hay một cơ sở bồi dưỡng giáo viên.

- Bồi dưỡng tại chỗ: là bồi dưỡng cho giáo viên đang làm việc tại trường họ đang dạy (Trường trung học).

- Phương thức bồi dưỡng tại chỗ có thể chia thành nhiều hình thức:

+ Tự bồi dưỡng (giáo viên tự học) với các tài liệu in, băng đĩa hình, có thể kết hợp với thảo luận nhóm, tổ, các giáo viên cùng một trường hay cụm trường.

+ Giáo viên tự học là chính: có thể xen kẽ những đợt học ngắn ngày của các giảng viên từ các trường sư phạm về tại các trường phổ thông, hoặc các buổi trình bày, trao đổi của các GVCC bồi dưỡng đã được tập huấn từ các lớp trên.

- Bồi dưỡng từ xa: là việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.

Trong mỗi loại hình bồi dưỡng có sự kết hợp 3 phương thức bồi dưỡng nói trên. Trong loại hình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đổi mới chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)