8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Hoạt động bồi dưỡngGVCC ở trường THPT
1.3.3.1. Nội dung bồi dưỡng giáo viên cốt cán
Dựa trên những tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT, nội dung bồi dưỡng GVCC bao gồm:
- Bồi dưỡng về chính trị
- Bồi dưỡng nhận thức về các văn bản, quyết định, quy định của ngành - Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ: Việc xây dựng chuyên đề. - Bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn sư phạm
- Bồi dưỡng việc sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại
- Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực.
Nội dung bồi dưỡng cung cấp cho giáo viên cốt cán các kiến thức cập nhật, bổ sung những kiến thức và những kỹ năng thiếu hụt để người GVCC không những đảm bảo dạy đúng, dạy hay chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường trung học để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh mà họ cịn có khả năng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bản thân cho các giáo viên khác, nhân rộng điển hình, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi và có khả năng đảm nhận nhiều công việc khác.
1.3.3.2. Các loại hình bồi dưỡng GV và GVCC
- Bồi dưỡng nâng chuẩn:
Bồi dưỡng nâng chuẩn là làm cho tăng lên, hồn thiện hơn cần đã có, để đạt đến chuẩn đã quy định. Mục đích của bồi dưỡng nâng chuẩn là nâng cao, hoàn chỉnh trình độ văn hóa nghiệp vụ từ chỗ đạt chuẩn thấp hơn lên trình độ trên chuẩn.
- Bồi dưỡng thường xuyên:
Loại hình này chủ yếu bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng cịn thiếu hụt của GV để GV có thể dạy được chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường phổ thơng. Chương trình được xây dựng theo các nội dung và hình thức chủ yếu cho GV tự học, tự bồi dưỡng trong suốt dịp hè và cả trong năm học với 2 thể loại: thể loại tài liệu in và tài liệu học tập theo băng hình.
- Bồi dưỡng đổi mới chương trình sách giáo khoa:
Là loại bồi dưỡng chủ yếu tập trung bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức mới, khó và trọng tâm trong chương trình, sách giáo khoa mới. Đặc biệt là đi sâu bồi dưỡng cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng theo từng chuyên đề để giúp giáo viên có thể biết kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy chương trình mà đảm nhiệm ở các bài dạy lý thuyết, thực
hành qua các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học theo hướng tích cực và tương tác...; thời gian bồi dưỡng được tiến hành vào dịp hè và có thể trong cả năm học với nhiều hình thức khác nhau.
1.3.3.3.Phương thức bồi dưỡng
- Bồi dưỡng tập trung: là bồi dưỡng theo khóa dài ngày hoặc theo từng đợt ngắn ngày tại một cơ sở đào tạo hay một cơ sở bồi dưỡng giáo viên.
- Bồi dưỡng tại chỗ: là bồi dưỡng cho giáo viên đang làm việc tại trường họ đang dạy (Trường trung học).
- Phương thức bồi dưỡng tại chỗ có thể chia thành nhiều hình thức:
+ Tự bồi dưỡng (giáo viên tự học) với các tài liệu in, băng đĩa hình, có thể kết hợp với thảo luận nhóm, tổ, các giáo viên cùng một trường hay cụm trường.
+ Giáo viên tự học là chính: có thể xen kẽ những đợt học ngắn ngày của các giảng viên từ các trường sư phạm về tại các trường phổ thông, hoặc các buổi trình bày, trao đổi của các GVCC bồi dưỡng đã được tập huấn từ các lớp trên.
- Bồi dưỡng từ xa: là việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.
Trong mỗi loại hình bồi dưỡng có sự kết hợp 3 phương thức bồi dưỡng nói trên. Trong loại hình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bồi dưỡng GVCC phải có sự kết hợp cả 3 phương thức: tập trung, tại chỗ và từ xa, nhưng phương thức tại chỗ giữ vai trị then chốt. Trong bối cảnh cơng nghệ thơng tin phát triển rộng rãi, đang thâm nhập ngày càng nhiều vào giáo dục thì phương thức từ xa cũng đóng vai trị quan trọng.