Hiệu trưởng trường THPT với vai trò quản lý hoạt động BDGVCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 34 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Hiệu trưởng trường THPT với vai trò quản lý hoạt động BDGVCC

a. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THPT

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì hiệu trưởng trường THPT có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường THPT đối với hoạt động bồi dưỡng GVCC.

Trong công tác bồi dưỡng GVCC, hiệu trưởng nhà trường đóng vai trị quan trọng. Việc quản lý hoạt động BDGVCC của hiệu trưởng được thể hiện ở những nội dung sau:

- Công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán: Hiệu trưởng (Ban giám hiệu) của các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu và sự thống nhất của nội dung bồi dưỡng của phòng THPT, Sở giáo dục và Đào tạo. Trong hoạt động bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán nói riêng, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất mang tính định hướng cho mọi hoạt động kế hoạch đó và thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

- Mục tiêu bồi dưỡng

Việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán phải hướng tới mục tiêu cơ bản đó là: Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo từng môn học cụ thể, phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của giáo viên và năng lực tổ chức quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường.

- Đối tượng bồi dưỡng:

Bao gồm những GVCC đang tham gia giảng dạy tại trường THPT.

Nội dung bồi dưỡng: Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay để xác định nội dung và hình thức thời lượng bồi dưỡng. Có thể bồi dưỡng tất cả các năng lực trong một chuyên đề bồi dưỡng nào đó, hoặc cũng có thể bồi dưỡng từng năng lực riêng biệt lồng ghép với nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể ở thời điểm tổ chức bồi dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng GVCC gồm: Việc lựa chọn và xây dựng chuyên đề dạy học, kiến thức các môn học; đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng

năng lực học sinh, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, kĩ năng giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy học…

Hình thức bồi dưỡng: có 2 hình thức bồi dưỡng cơ bản: - Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè.

- Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường có thể mời giảng viên trường Đại học Hùng Vương, chuyên viên Sở giáo dục và Đào tạo hoặc GVCC ở một số trường chất lượng cao như: Trường THPT chuyên Hùng Vương, trường THPT Thanh Thủy… hoặc thông qua các sinh hoạt như tổ chức chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ GVCC. Một số nội dung giáo viên có thể tự bồi dưỡng bằng việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch hoặc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào quá trình giảng dạy.

Khi thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng xác định được sẽ có thuận lợi và khó khăn nào? Phải khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Ngoài ra, hiệu trưởng cần xác định huy động thêm những nguồn lực nào để hiện thực hóa mục tiêu bồi dưỡng; Thời gian để bồi dưỡng là bao lâu? Kết quả bồi dưỡng mà kế hoạch đạt được là gì? Việc xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng như trên sẽ giúp hiệu trưởng tiến hành tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVCC đạt hiệu quả.

- Công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng GVCC:

Hiệu trưởng nhà trường trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động để bồi dưỡng GVCC. Hiệu trưởng chọn cử người, phân công, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận phụ trách từng khâu, từng công việc cụ thể. Giao cho tổ chuyên môn chọn cử người tham gia bồi dưỡng. Giao cho hiệu phó chun mơn lựa chọn mời giảng viên các trường đại học, chuyên viên của Sở hoặc GVCC ở một số trường trong tỉnh làm giảng viên. Giao nhiệm vụ cho hiệu phó phụ trách chun mơn qua khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để đề xuất nội dung bồi dưỡng cho phù hợp, chẳng hạn như bồi dưỡng về cách xây dựng chuyên đề hay đổi mới kiểm tra đánh giá, hoặc sinh hoạt tổ nhóm

chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học…; Phối hợp với các hiệu phó phụ trách từng mảng cơng việc, với tổ trưởng để tiến hành tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực để bồi dưỡng GVCC: Để tổ chức được các lớp bồi dưỡng thì điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất giữ một vai trò quan trọng. Từ phòng học, điện nước sinh hoạt, tài liệu tập huấn, kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên, các chế độ khen thưởng cho GV đạt các danh hiệu thi đua hàng năm như: giáo viên dạy giỏi các cấp, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua... để động viên khích lệ GVCC vươn lên và đạt kết quả cao trong rèn luyện, phấn đấu .. cần phải được quan tâm. Cần bố trí thời gian để tổ chức bồi dưỡng cho hợp lý và có hiệu quả.

- Cơng tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVCC:

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng GVCC cấp trường, ra quyết định cử giáo viên dự bồi dưỡng, Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quyết định trên. Thường xuyên đơn đốc, động viên, khích lệ các GVCC tham gia bồi dưỡng để công tác bồi dưỡng GVCC đạt hiệu quả. Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng; Phối hợp, hỗ trợ các hiệu phó, với tổ trưởng chuyên mơn nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng. Ngoài ra Hiệu trưởng cần chỉ đạo huy động các nguồn lực: Tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng GVCC:

Đây là một chức năng khơng kém phần quan trọng của nhà quản lí. Nhờ có chức năng này, người quản lí (Hiệu trưởng) có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu đã đề ra. Theo đó, để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác của mục tiêu đã đề ra thì Hiệu trưởng phải xây dựng được các tiêu chí, các yêu cầu tương ứng với từng nội dung bồi dưỡng, cụ thể:

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng.

+ Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng chính là sản phẩm của việc thực hiện yêu cầu của chương trình bồi dưỡng GVCC.

Hiệu trưởng cần xây dựng các công cụ kiểm tra (qua phiếu hỏi hoặc qua bài thu hoạch); Xây dựng lực lượng kiểm tra và tổ chức lực lượng kiểm tra (giảng viên là người trực tiếp kiểm tra, tổ chức chấm bài thu hoạch, nghiệm thu sản phẩm của giáo viên khi kết thúc đợt bồi dưỡng); Qua kết quả của giáo viên mà hiệu trưởng đánh giá thái độ, ý thức bồi dưỡng và trình độ năng lực của đội ngũ GVCC. Như vậy, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra hoạt động bồi dưỡng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cho GVCC. Cơng tác kiểm tra khơng được hình thức, qua loa, đánh giá phải chặt chẽ. Như vậy mới thúc đẩy GVCC phát huy hết năng lực. Chú ý trong thi đua, khen thưởng cần quan tâm hơn với GVCC để tạo động lực cho GVCC hoạt động hiệu quả. Việc kiểm tra phải được quan tâm triệt để. Hiệu trưởng phải quan sát đánh giá chất lượng hoạt động và năng lực của các giảng viên bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cần quan sát hoạt động dạy học của giáo viên đã dự khóa bồi dưỡng để đánh giá tác dụng của bồi dưỡng đối với thực tiễn lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở các trường THPT thị xã phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)