Tỷ lệ rối loạn lipid đơn thuần và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 58 - 59)

Trong cả 3 năm, ở cả hai giới, tỷ lệ rối loạn thường gặp nhất là tăng LDL-c, chiếm 81,1%, xếp thứ hai là rối loạn triglycerid với 65,5%. Sau đó là rối loạn cholesterol 48,4% và cuối cùng là HDL-c 19,6%. Giữa 2 giới, tỷ lệ mắc rối loạn các thành phần lipid có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001) (Bảng 3.5). Cụ thể:

Tỷ lệ rối loạn thành phần Cholesterol total là 48,4%, trong đó 49,4% ở nữ giới và nam giới là 47,4%. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa Triglycerid chiếm 65,5%, ở nam giới là 73% và nữ giới là 58,5%. Rối loạn LDL-c là 81,1%, trong đó tỷ lệ rối loạn LDL-c trong nam giới là 79,1%, nữ giới là 83%. Rối loạn chuyển hóa HDL-c chung là 19,6%. Trong đó nam giới có tỷ lệ giảm HDL-c là 26,6% trong khi nữ giới là 13%.

Từ bảng 3.5 ta thấy, chỉ số nguy cơ RR của hai thành phần TG (RR = 1,11) và HDL-c (RR = 1,16) đều lớn hơn 1. Trong khi hai thành phần lipid còn lại là CT (RR = 0,99) và LDL-c (RR = 0,96) đều bé hơn 1. Điều này có nghĩa là, yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc RLLPM, nam giới có nguy cơ tăng TG và giảm HDL-c cao gấp từ 11 – 16% so với nữ còn nữ giới có nguy cơ rối loạn CT và LDL-c cao hơn nam gấp từ 1 – 4%. Đặc điểm

Tổng Nam Nữ

Có rối loạn Cholesterol 37683 (48,4) 17899 (47,4) 19784 (49,4) 1

Không rối loạn Cholesterol 40099 (51,6) 19826 (52,6) 20273 (50,6) 0,99 (0,98 - 0,99) Có rối loạn Triglycerid 50964 (65,5) 27541 (73,0) 23423 (58,5) 1

Không rối loạn Triglycerid 26818 (34,5) 10184 (27,0) 16634 (41,5) 1,11 (1,10 - 1,12) Có rối loạn LDL 63105 (81,1) 29850 (79,1) 33255 (83,0) 1

Không rối loạn LDL 14677 (18,9) 7875 (20,9) 6802 (17,0) 0,96 (0,95 - 0,96) Có rối loạn HDL 15271 (19,6) 10053 (26,6) 5218 (13,0) 1

Không rối loạn HDL 62511 (80,4) 27672 (73,4) 34839 (87,0) 1,16 (1,15 - 1,17)

Rối loạn chuyển hóa LDL

Rối loạn chuyển hóa HDL

<0.001

<0.001

<0.001

<0.001

Đặc điểm Giới P RR (95%CI)

Rối loạn chuyển hóa Cholesterol

này có thể là một đặc điểm riêng của người dân Khánh Hòa nhưng cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Chẳng hạn như cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng TG và giảm HDL-c ở nam giới hay các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác nhau về nồng độ CT và LDL-c…

Rối loạn lipid máu hỗn hợp và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)