CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG VÀ
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Mặc dù các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều tỉnh riêng lẻ khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ người Việt Nam mắc RLLPM đều ở mức cao hoặc rất cao. Cao nhất là các tỉnh như Bình Dương 84,3% [16], Khánh Hòa chiếm 78,3% [17], Phú Yên là 77,4% [18], Hà Nam (76,6%) [19], các tỉnh đồng bằng Bắc bộ 70,4% [20]. Các tỉnh thấp hơn như Cà Mau (69,4%) [21], Thái Bình 69,4% [22], Thừa Thiên Huế (61,1%) [23]… Sự khác nhau về tỷ lệ giữa các tỉnh có thể do thời gian, địa điểm tiến hành, kỹ thuật sử dụng, mức đánh giá rối loạn hoặc do lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. Ngồi ra cũng có thể do ảnh hưởng từ việc phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và nâng cao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với đa ngành nghề, lực lượng lao động trí óc chiếm đa số, thêm vào đó máy móc, phương tiện hiện đại giảm được sức người và cơ thể sẽ dư thừa năng lượng nếu chúng ta khơng có ý thức giảm lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ thể.
RLLPM có liên quan chặt chẽ với độ tuổi, tuổi càng tăng thì nguy cơ rối loạn cũng tăng theo. Các nghiên cứu cách đây khoảng 5 đến 10 năm cho thấy tỷ lệ RLLPM tăng dần theo tuổi và cao nhất là các nhóm từ 60 tuổi trở lên [19], [20]. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng RLLPM ở Việt Nam đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa nhất là trên các đối tượng béo phì và trong đó có cả ở trẻ em [24], [25]. Chẳng hạn như trẻ em béo phì ở Huế có tỷ lệ tăng TG là 50%, tăng CT là 37,5%, tăng LDL là 17,5% và 25% giảm HDL [24]. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người béo phì từ 40 - 64 tuổi là TG 39,1%, CT 15,4%, LDL 25,5% và giảm HDL là 47,2% [19]. Tỷ lệ RLLPM có xu hướng giảm dần từ độ tuổi trên 65 [26]. Mặc dù giữa các nghiên cứu khác nhau sự so sánh là tương đối vì có nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là một thực trạng đáng báo động, nếu khơng có giải pháp hiệu quả thì gánh nặng do các bệnh lý tim mạch trong tương lai sẽ tăng rất cao và rất nhanh. Thực tế thì ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch cũng đang đứng vị trí cao nhất
trong số các ca tử vong do tất cả các nguyên nhân cộng lại [3]. Khi người trưởng thành bận rộn với công việc, khơng có thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình thì các loại thức ăn nhanh giàu chất béo bão hòa, các đồ uống có gas được lựa chọn nhiều hơn vì thuận tiện và dễ sử dụng. Nhưng việc sử dụng các loại thức ăn, nước uống này kèm với việc thiếu vận động hàng ngày sẽ dẫn đến tình trạng dư cân, béo phì khơng chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Có thể đây cũng là một lý do làm cho tỷ lệ RLLPM, thừa cân béo phì ở trẻ em và người trưởng thành tăng vọt.
Nồng độ lipid máu cũng thay đổi theo giới tính. Giữa nam và nữ có thể có tỷ lệ RLLPM khác nhau dù cùng một độ tuổi. Phần đông các tác giả cho thấy nữ giới có tỷ lệ RLLPM cao hơn nam [16], [22], [23], [24], [27]… Bên cạnh đó, cũng có một số ít tác giả cho thấy điều ngược lại, nam giới RLLPM nhiều hơn nữ [17], [19]. Nam giới khi cịn trẻ và trung niên thường có tỷ lệ RLLPM cao hơn nữ, [23], [26], [28] và nữ giới ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ RLLPM cũng thường cao hơn nam [20]. Đặc biệt, ở nam giới của cịn có tình trạng rối loạn hỗn hợp tăng sinh xơ vữa động mạch, vừa tăng TG vừa giảm HDL-c [17]. Nhìn chung, sự chênh lệch giữa hai giới về tỷ lệ RLLPM có thể một phần do yếu tố sinh học cố hữu nhưng phần lớn do lối sống và thói quen ăn, uống mang lại. Nam giới ở Việt Nam có thói quen khơng lành mạnh như tiêu thụ bia rượu ở mức nguy hại (44,2%) và hút thuốc lá (45,3%) nhiều hơn nữ (tương ứng là 1,2% và 1,1%) [29]. Có thể đây là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng RLLPM, đột quỵ, tai biến ở nam, đôi khi chiếm đa số [30] nhất là ở độ tuổi còn rất trẻ [31]. Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ cơ thể thường có xu hướng tích lũy mỡ để thực hiện chức năng sinh sản, khi càng lớn tuổi đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, các hoạt động thể lực giảm nên tình trạng RLLPM có thể đã tăng lên.
Một số bệnh lý liên quan hoặc khơng liên quan nhưng có điều trị bằng thuốc cũng ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu của bệnh nhân. Một số bệnh như suy thận mạn, xơ gan, ung thư gan, mạch máu đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu do chức năng chuyển hóa của cơ thể bị ảnh hưởng. Tỷ lệ RLLPM ở các nhóm bệnh nhân này vì vậy mà cũng có sự khác
nhau. Cao nhất là trên các bệnh nhân có bệnh lý về mạch máu như đột quỵ não, tai biến mạch máu não cấp, nhồi máu cơ tim cấp, tỷ lệ có khi lên đến 100% [31]. Tiếp đến là các bệnh nhân có bệnh lý nền như ĐTĐ tuýp 2, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường, tỷ lệ RLLPM giao động từ 74,3% - 79,4% [18], [26], [32]… Tỷ lệ RLLPM cũng thấp hơn ở một số bệnh lý khác như bệnh vảy nến 53,9% [33], bệnh HIV/AIDS 48,5% [34]... Có thể do các bệnh lý nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, ĐTĐ, tăng huyết áp có liên quan trong cơ chế bệnh sinh hoặc q trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên thường kết hợp với nhau đã dẫn đến tỷ lệ mắc thường rất cao. Đối với các bệnh lý khác, quá trình điều trị bằng thuốc thường gây ảnh hưởng đến nồng độ một số thành phần như lipid, glucose máu…vì vậy mà tỷ lệ RLLPM có thể tăng nhẹ hơn.
Mắc hội chứng RLLPM có liên quan chặt chẽ với những thói quen ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh như uống rượu bia ở mức độ độc hại, hút thuốc lá, ít ăn trái cây rau quả, ít hoạt động thể lực... Theo điều tra yếu tố nguy cơ mắc các BKLN tại Việt Nam thì tỷ lệ người dân có chế độ tập luyện, thói quen ăn uống bất hợp lý chiếm đa số. Tỷ lệ người dân có thói quen ăn rau hằng ngày chỉ 3,1%, ăn các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối chiếm đến 10%, thiếu hoạt động thể lực là 28,1%, uống rượu bia là 43,8% trong đó nam chiếm đến 77,3%, hút thuốc lá là 22,5% [29]. Chính vì vậy mà ở nhóm có thói quen hút thuốc thường có tỷ lệ RLLPM (69,2%) cao hơn nhóm khơng có thói quen này (57,8%); nhóm có thói quen uống rượu bia ở mức độ nguy cơ và có hại (78,1%) cao hơn so với nhóm khơng có hoặc có uống ở mức độ cho phép (59,5%); nhóm ăn khơng đủ trái cây và rau quả có tỷ lệ RLLPM cao hơn so với nhóm ăn đủ trái cây và rau quả (64,3% so với 50,0%); nhóm ít hoạt động thể lực hoặc hoạt động ở mức trung bình có tỷ lệ RLLPM cao hơn (66,5%) ở nhóm có hoạt động thể lực ở mức cao (55,2%) [23].
Giữa các địa phương khác nhau trong cùng một tỉnh và giữa các tỉnh thành khác nhau trong nước, tỷ lệ RLLPM cũng có sự khác nhau. Giữa các địa phương trong cùng một tỉnh nhưng người dân sống ở thành thị có tỷ lệ RLLPM cao hơn người dân ở nông thôn (61,1% so với 44,4%) [20]. Giữa các
tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nơng nghiệp như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (70,4%) [20], Thừa Thiên Huế (61,1%) [23] có tỷ lệ RLLPM thấp hơn so với các tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp hoạt động hoặc các tỉnh, thành phố có ngành cơng nghiệp phát triển đặc biệt là ngành cơng nghiệp khơng khói Khánh Hòa (78,3%) [17], Phú Yên (77,4%) [18]. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như tập quán, thói quen ăn uống theo từng vùng miền có sự khác nhau. Ngồi ra cũng có thể do mức thu nhập khác nhau, bởi những người có thu mức lương cao và ổn định thì tỷ lệ RLLPM cũng rất cao, có thể lên đến 87,7% [30].
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Tỷ lệ tử vong do các BKLN ngày càng gia tăng đang là vấn đề sức khỏe lớn của toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì năm 2008, tỷ lệ tử vong do các BKLN là 36 triệu ca [2], đến năm 2019 đã lên đến 41 triệu ca trên toàn cầu và đứng đầu trong số đó vẫn là các bệnh lý tim mạch [35]. RLLPM ngày càng gia tăng đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa, sắc tộc…Tỷ lệ RLLPM của châu Âu là cao nhất (53,7%), tiếp đó là châu Mỹ (47,7%), thấp nhất là khu vực Đông Nam Á (30,3%) [36]. Giữa các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ RLLPM, cao nhất thuộc về các nước như Ấn Độ 79,0% [37], Australia 63,2%, thấp nhất là các nước Indonesia 36,0%, Trung Quốc 37,4% [36], [38]... Sự khác nhau này ngoài phong tục tập quán, văn hóa, chủng tộc, vị trí địa lý khác nhau cịn có thể do nhiều yếu tố khác tác động như việc định nghĩa mức rối loạn lipid máu ở các quốc gia là không giống nhau, phương pháp xét nghiệm lipid đã thực hiện, tình trạng sử dụng thuốc, nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, tình hình kinh tế xã hội khác nhau giữa các quốc gia…
Tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa các quốc gia đó là nồng độ lipid huyết thanh thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Đa số các nghiên cứu đều cho thấy, tỷ lệ RLLPM có xu hướng tăng theo độ tuổi và nữ giới nhiều hơn nam giới [37], [38], [39], [40], [41]. Nhưng ở các độ tuổi khác nhau thì tình trạng
RLLPM ở 2 giới cũng có sự khác nhau, có thể nam nhiều hơn hoặc nữ nhiều hơn. Ví dụ như người Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có tỷ lệ RLLPM ở nam giới thấp hơn nữ giới nhưng tỷ lệ có RLLPM giữa 2 quốc gia này có sự khác nhau rất lớn, ở Indonesia nam giới có rối loạn chiếm 33,1% so với nữ giới là 38,2%) [36], trong khi đó tỷ lệ này tại Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 78,7% ở nam và 80,4% ở nữ [41]. Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc, tỷ lệ RLLPM ở 2 giới là 34,4% ở nam và 37,6% ở nữ, trong đó nam giới có RLLPM cao nhất ở độ tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm 48,2% sau đó giảm dần, cịn nữ giới có RLLPM tăng dần theo tuổi và cao nhất ở độ tuổi ngoài 60 với tỷ lệ 46,3% [38]. Tỷ lệ rối loạn của từng thành phần lipid ở 2 giới cũng không giống nhau. Tại Đài Loan, người từ 4 tuổi trở lên có nồng độ CT ở nam (6%) thấp hơn nữ (24,4%); nồng độ TG của nữ lại thấp hơn nam (13,4% so với 6,1%) ở độ tuổi thanh niên và trưởng thành (19 – 44 tuổi) nhưng tăng lên ở độ tuổi từ 45 tuổi (nam 12,3% và nữ 11,9%) [39]. Ngoài ra, cũng có một số ít quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nữ giới cao hơn nam như Băngladesh [42].
Về đặc điểm RLLPM, giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau, có thể tăng total cholesterol, tăng triglycerid, giảm HDL-c hoặc tăng LDL-c đơn thuần hoặc phối hợp. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, tình trạng giảm HDL-c là phổ biến, chiếm đến 73,2% đối tượng tham gia nghiên cứu [37]. Trong khi ở Trung Quốc, Băngladesh, các đối tượng tham gia nghiên cứu lại có tình trạng tăng triglycerid đơn thuần [38],[40], cịn người trưởng thành Ethiopia lại lưu hành tình trạng tăng LDL-c là chủ yếu [43]. Sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, sắc tộc, phong tục tập quán của từng quốc gia khác nhau.
Các thói quen sinh hoạt của người dân như hút thuốc lá, uống bia rượu, tập thể dục, ăn kiêng, ngủ nghỉ… đều có ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thanh. Hút thuốc làm tăng nồng độ triglycerid và uống rượu làm giảm nồng độ HDL-c huyết thanh. Trong khi các bài tập thể dục như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu…có tác dụng ngược lại, làm giảm lượng triglycerid và tăng nồng độ HDL-c huyết thanh lên đáng kể [44]. Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên và người già thì duy trì thời lượng ngủ hợp lý cũng ảnh hưởng đến nồng độ
lipid huyết thanh. Thời lượng ngủ hợp lý là từ 6 -7 tiếng mỗi ngày, nếu ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn sẽ làm giảm nồng độ HDL-c trong máu, nghĩa là giảm tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa [45].
Mối liên quan giữa nồng độ lipid huyết thanh với nhiều bệnh lý cũng đã được quan sát. Phần lớn bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch, nội tiết, chuyển hóa như đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp, ĐTĐ tuýp 2, tăng huyết áp, béo phì, vẩy nến…có tỷ lệ RLLPM cao hoặc rất cao [46]. Rất có thể vì RLLPM là một trong các yếu tố nguy cơ chính và độc lập với nhóm các bệnh lý này. Ở bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, tỷ lệ RLLPM tăng ở mức trung bình, có thể do trong q trình điều trị bệnh, việc uống thuốc hàng ngày làm ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thanh [47]. Lipid được chuyển hóa và dự trữ ở gan nên mức độ xơ gan thường có mối tương quan nghịch với nồng độ lipid huyết thanh [48]...và còn nhiều bệnh lý khác tác động đến nồng độ lipid máu.
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Hình 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Đặc điểm đối tượng nghiên cứu GIẢI THÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Tỷ lệ rối loạn lipid máu Đặc điểm rối loạn lipid PHÂN TÍCH THỐNG KÊ DỮ
LIỆU THU ĐƯỢC
Các yếu tố liên quan RLLP M THU THẬP DỮ LIỆU THEO
TIÊU CHÍ CHỌN MẪU
CẤU TRÚC LẠI DỮ LIỆU (Glucose, CT, TG, HDL, LDL) NGUỒN DỮ LIỆU CỦA BỆNH
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021. - Địa điểm: Viện Pasteur Nha Trang
2.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả xét nghiệm lipid và glucose của bệnh nhân được lưu tại phòng xét nghiệm của Trung tâm Dịch vụ Y tế, Viện Pasteur Nha Trang.
- Phạm vi nghiên cứu: Kết quả xét nghiệm hóa sinh của tồn bộ bệnh nhân lưu tại Trung tâm trong 3 năm, từ 01/01/2018 – 31/12/2020.
Sau khi áp dụng các tiêu chuẩn chọn lọc và loại trừ, thu được 77.782 kết quả thỏa tiêu chí để đưa vào nghiên cứu.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 4/2021 – 9/2021. Sử dụng dữ liệu tổng hợp từ 2018 – 2020 bằng phương pháp mô tả cắt ngang từng năm, từ 01/01/2018 – 31/12/2020.
2.2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có địa chỉ tại các huyện/thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Xét nghiệm đủ 5 thành phần hóa sinh: glucose, CT, triglycerid, LDL-c và HDL-c.
- Hồ sơ bệnh nhân có năm sinh, giới tính đầy đủ và rõ ràng.
2.2.5. Tiêu chuẩn loại trừ
- Kết quả xét nghiệm của khách hàng là người nước ngồi hoặc có địa chỉ khơng rõ ràng hoặc không thuộc các huyện/thành phố tại tỉnh Khánh Hịa, khơng có năm sinh và giới tính hoặc khơng đầy đủ, rõ ràng.
- Kết quả xét nghiệm khơng đủ 5 thành phần hóa sinh theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Bệnh nhân có họ tên, năm sinh, địa chỉ bị trùng lặp nhiều lần trong năm do tái khám thì chỉ lấy lần xét nghiệm đầu tiên.
2.2.6. Phương pháp xét nghiệm
2.2.6.1. Phương pháp lấy mẫu:
- Mẫu máu được lấy tuân thủ theo thường quy của Trung tâm Dịch vụ Y tế, Viện Pasteur Nha Trang, của Bộ Y tế và của nhà sản xuất [49], [50], [51], [52], [53], [54].
- Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đói qua đêm, thơng thường từ 8 – 14 giờ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết [10].