Tương quan rối loạn giữa Cholesterol và LDL-c theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4. TƯƠNG QUAN RỐI LOẠN CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU

3.4.4. Tương quan rối loạn giữa Cholesterol và LDL-c theo nhóm tuổi

tuổi

Hai chỉ số cholesterol total và LDL-c có sự tương quan thuận và tương đồng nhau ở tất cả các nhóm tuổi (Biểu đồ 3.9), tức là tăng cholesterol total sẽ dẫn đến tăng LDL-c và ngược lại.

Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa Cholesterol total và LDL-c theo nhóm tuổi

Đặc biệt, mối tương quan rất mạnh mẽ bởi chỉ số spearman’s ở cả 6 nhóm tuổi đều gần bằng 1 nghĩa là sự tăng cholesterol total gần như chắc chắn sẽ tăng LDL-c và ngược lại dù ở độ tuổi nào thì sự tương quan này đều như nhau (Bảng 3.13). Phát hiện này cho thấy, nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng khơng hợp lý ngay từ trẻ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch là có sẵn mà

khơng cần đến thời gian 10 năm. Đây có thể là một trong số các lý do mà tỷ lệ tử vong và đột quỵ tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa.

Bảng 3.13: Phương trình tương quan giữa cholesterol total và LDL-c theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s P-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 0,91 p<0,0001 y = 1,546 + 0,974*LDL-c 0,868 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,90 p<0,0001 y = 1,712 + 0,98*LDL-c 0,729 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,80 p<0,0001 y = 2,093 + 0,897*LDL-c 0,589 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,80 p<0,0001 y = 2,217 + 0,88*LDL-c 0,604 Từ 51 – 60 tuổi 20983 0,90 p<0,0001 y = 2,157 + 0,902*LDL-c 0,7 Trên 60 tuổi 13571 0,90 p<0,0001 y = 1,956 + 0,944*LDL-c 0,786 Các hạt LDL-c là sản phẩm chuyển hóa của VLDL và IDL rất giàu cholesterol total. LDL-c có chức năng vận chuyển cholesterol total từ gan đến các mô ngoại vi để tổng hợp nên các chất có hoạt tính sinh học quan trọng như các acid mật, muối mật, vitamin D, nội tiết tố steroid… Do vậy, khi nồng độ cholesteroltotal trong máu tăng tức là LDL-c cũng tăng và ngược lại khi nồng độ LDL-c tăng lên đồng nghĩa với sự dư thừa cholesterol total.

Cấu trúc các hạt LDL-c là tập hợp một phổ các hạt có kích thước và tỷ trọng khác nhau trong đó đáng chú ý là các hạt LDL-c có kích thước rất nhỏ và dày đặc. Vì kích thước rất nhỏ nên dễ xâm nhập vào thành mạch máu và dễ bị oxy hóa hơn so với các hạt lớn. Ngồi ra, các hạt LDL-c nhỏ cịn giảm ái lực với thụ thể LDL-c nên thời gian lưu thông trong hệ tuần hoàn lâu hơn, đến vài ngày. Khi dư thừa cholesterol total hay LDL-c, các hạt nhỏ này có xu hướng bám vào thành mạch, bị oxy hóa tạo thành các bọt khí, kết hợp với các mảnh vỡ tế bào, tinh thể canxi, các thành phần khác tạo thành mảng xơ vữa. Lâu dần, sự tích lũy càng dày thêm, thu hẹp lịng mạch máu, cản trở sự lưu thông. Do vậy, sự dư thừa LDL-c được coi là yếu tố chính gây xơ vữa mạch máu.

Vì mối tương quan này là chắc chắn nên nếu ngay từ tuổi trẻ đã để xảy ra tình trạng dư thừa chất béo mà khơng được điều chỉnh kịp thời thì sự diễn tiến sang các bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,

cao huyết áp…là điều tất yếu và sẽ xảy ra rất nhanh. Có thể vì vậy mà ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam chúng ta, tình trạng mắc các bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Việc làm rõ mối tương quan này rất có ý nghĩa trong việc lựa chọn, đề xuất các phương án chăm sóc sức khỏe tim mạch cho cộng đồng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)