Rối loạn lipid máu và đái tháo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 63 - 65)

Mặc dù chỉ 11,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn glucose nhưng phần lớn các đối tượng đều có kèm theo rối loạn một hoặc nhiều thành phần lipid máu (Bảng 3.7, Bảng 8).

Rối loạn lipid máu đơn thuần và ĐTĐ

Trong số những bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa glucose thì tần suất kèm theo rối loạn triglycerid là cao nhất với 79,9%, tiếp đó là LDL-c với 76,6%, cholesterol là 54,1% và rối loạn giảm HDL-c 29,8% (Bảng 7). Có sự khác biệt giữa rối loạn chuyển hóa glucose với rối loạn lipid đơn thuần (P<0.001).

Chỉ số nguy cơ RR > 1 cho thấy, những người mắc đái tháo đường nhìn chung có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao hơn những người không mắc đái tháo đường, đặc biệt là 2 chỉ số triglycerid và HDL-c, gấp 0,04 lần hay 4% so với những người không mắc ĐTĐ. Mặc dù tần suất rối loạn của glucose kèm theo tăng LDL-c cao hơn rất nhiều so với HDL-c nhưng nguy cơ giảm nồng độ HDL-c ở những người mắc ĐTĐ lại cao hơn so với những người tăng

LDL-c. Có thể do tỷ lệ rối loạn LDL-c trong dữ liệu nghiên cứu là rất cao nên ảnh hưởng đến tần suất rối loạn glucose máu.

Bảng 3.7: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu đơn thuần và ĐTĐ

Như vậy có thể thấy, sự rối loạn chuyển hóa các chỉ số lipid có liên quan chặt chẽ với ĐTĐ. Nhưng mối tương quan đó cần được làm rõ hơn để biết được đó là tương quan thuận hay nghịch và có định hướng đúng đắn hơn trong việc điều trị các bệnh lý này.

Rối loạn lipid máu hỗn hợp với ĐTĐ

Dữ liệu từ bảng 3.8 cho thấy, những bệnh nhân mắc ĐTĐ phần lớn sẽ kết hợp với tình trạng rối loạn lipid máu hỗn hợp 2 thành phần LDL-c và triglycerid, chiếm đến 62,2%. Bệnh nhân ĐTĐ kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu 3 thành phần (LDL-c, TG, HDL-c) chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ 18,1%.

Tổng N (%) Có ĐTĐ N (%) Không ĐTĐ N (%)

Rối loạn Cholesterol total 37683 (48,4) 4757 (54,1) 32926 (47,7) 1

Không rối loạn Chloesterol total 40099 (51,6) 4039 (45,9) 36060 (52,3) 1,01 (1,01 - 1,02)

Rối loạn Triglycerid 50964 (65,5) 7024 (79,9) 43940 (63,7) 1

Không rối loạn Triglycerid 26818 (34,5) 1772 (20,1) 25046 (36,3) 1,04 (1,04 - 1,04)

63105 (81,1) 6742 (76,6) 56363 (81,7) 1

Không rối loạn LDL-c 14677 (18,9) 2054 (23,4) 12623 (18,3) 0,98 (0,98 - 0,99)

Rối loạn HDL-c 15271 (19,6) 2620 (29,8) 12651 (18,3) 1

Không rối loạn HDL-c 62511 (80,4) 6176 (70,2) 56335 (81,7) 1,04 (1,04 - 1,04)

LDL-c HDL-c <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 Thành phần lipid máu

Rối loạn chuyển hóa Glucose

P RR (95%CI)

Cholesterol total

Triglycerid

Bảng 3.8: Tỷ lệ rối loạn lipid máu hỗn hợp và ĐTĐ

Lipid được tổng hợp chủ yếu ở gan và tham gia vào hàng loạt quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do vậy RLLPM có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như viêm gan, xơ gan, nội tiết, ĐTĐ, tăng acid uric máu… Trong đó, ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ đã được nhiều tác giả trong nước [22], [26], [32]... và quốc tế [74], [75], [76] ... chứng minh có sự liên quan chặt chẽ với RLLPM. Ngoài ra, RLLPM cũng có liên quan đến các bệnh lý khác như vẩy nến [33], HIV/AIDS [34], [47], nồng độ Ferritine huyết thanh [11], nồng độ acid uric máu [76], các bệnh lý của gan như viêm gan vi rút, xơ gan [77] … mà nghiên cứu này không có dữ liệu, đây cũng là mặt hạn chế của đề tài. Có thể vì glucose tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau như hình thành ATP bằng quá trình thoái giáng yếm khí hoặc ái khí, hình thành các axit béo và cholesterol, các axit amin và protein… [12], [78] nên các yếu tố làm tăng giảm nồng độ glucose trong máu đều có thể ảnh hưởng đến sự tăng giảm nồng độ của các thành phần liên quan đặc biệt là triglycerid. Chính vì vậy, trong khuyến cáo xét nghiệm định kỳ của Bộ Y tế hoặc của các chuyên gia tim mạch luôn có glucose đi kèm với lipid máu [4], [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 63 - 65)