CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Các đối tượng trong nghiên cứu này có độ tuổi từ 6 đến 80 tuổi, tuổi trung bình là 47,9 12,97, được chia thành 6 nhóm (Bảng 3.1). Nhóm 51 – 60 tuổi có 20.983 người chiếm tỷ lệ cao nhất (27%), nhóm 41 – 50 tuổi có 20.840 người chiếm tỷ lệ tương đương (26,8%) và nhóm dưới 18 tuổi có lượng bệnh nhân ít nhất 673 người chỉ 0,9%. Hai nhóm 31 – 40 tuổi và từ 61 tuổi trở lên có tỷ lệ tương đương nhau, lần lượt là 14.051 người và 13.571 người chiếm 18,1% và 17,4%. Nhóm từ 19 – 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ rất hạn chế, chỉ 7.664 người chiếm 9,9%.
Có sự khác biệt về nhóm tuổi của các khách hàng đến xét nghiệm tại đơn vị (P < 0,05). Cụ thể nhóm trên 61 tuổi cao hơn 1.17 lần so với nhóm dưới 18 tuổi; tương tự khi so sánh với nhóm dưới 18 tuổi cho thấy nhóm tuổi từ 51 – 60 tuổi nhiều hơn 1.13 lần, nhóm từ 41 – 50 tuổi nhiều hơn 1.08 lần. Như vậy, ở các độ tuổi khác nhau thì nhận thức và hành vi đối với các bệnh không lây nhiễm cũng khác nhau, người trẻ tuổi dường như không quan tâm đến các BKLN như là ĐTĐ, các bệnh lý tim mạch nói chung.
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi và giới (2018-2020)
Nhóm tuổi Tổng Nam Nữ P* RR(95%CI)
N (%) N (%) N (%) Dưới 18 tuổi 673 (0,9) 417 (1,1) 256 (0,6) <0.001 1 Từ 19-30 tuổi 7664 (9,9) 4513 (12,0) 3151 (7,9) 1,02 (0,99 – 1,05) Từ 31-40 tuổi 14051 (18,1) 7656 (20,3) 6395 (16,0) 1,05 (1,03 – 1,08) Từ 41-50 tuổi 20840 (26,8) 10566 (28,0) 10274 (25,6) 1,08 (1,05 – 1,11) Từ 51-60 tuổi 20983 (27,0) 9343 (24,8) 11640 (29,1) 1,13 (1,10 – 1,16) Trên 60 tuổi 13571 (17,4) 5230 (13,9) 8341 (20,8) 1,17 (1,14 – 1,20)
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu 47,9 ± 12,97.
Dữ liệu cũng cho thấy sự phân bố giới tính của các khách hàng đến kiểm tra sức khỏe tại đơn vị cũng rất khác nhau mặc dù cùng một độ tuổi. Số lượng nam giới đến xét nghiệm đông dần theo tuổi và nhiều nhất là độ tuổi từ 41 - 50 với 10.566 lượt người chiếm 28,0% nam giới, sau đó giảm dần. Nữ giới đến xét nghiệm tại đơn vị cũng tăng dần theo tuổi và đơng nhất là nhóm tuổi từ 51 – 60 với 11.640 lượt người chiếm 29,1% tổng nữ giới. Trong cùng một nhóm tuổi nhưng tần suất đến xét nghiệm tại đơn vị giữa hai giới là không giống nhau, nam giới từ 50 tuổi trở xuống đến xét nghiệm đông hơn nữ từ 1 – 1,08 lần và ngược lại, sau 50 tuổi, nữ giới đến xét nghiệm đông hơn nam gấp 1,13 – 1,17 lần (Bảng 3.1). Nữ giới sau 50 tuổi cũng trùng với độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, thường sẽ có phát sinh các vấn đề đi kèm với tình trạng sinh lý liên quan như rối loạn nhịp tim, bệnh tuyến giáp, tăng huyết áp, lo âu, mất ngủ, rối loạn tiền đình, lo âu ĐTĐ, …Nam giới có sự giảm mạnh về số lượng đi khám bệnh sau độ tuổi nghỉ hưu ngoài các nguyên nhân như điều kiện kinh tế, nhu cầu, ý thức giữ gìn sức khỏe...cần phải xem xét thêm về vấn đề tuổi thọ. Bởi vì, nam giới có tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim...cao hơn nữ [31], [57]. Có thể vì những lý do riêng biệt đó mà tỷ lệ nam và nữ giới sau 50 tuổi đến khám bệnh có sự chênh lệch đáng kể (P<0,001).