Tỷ lệ rối loạn lipid máu hỗn hợp và ĐTĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 65 - 69)

Lipid được tổng hợp chủ yếu ở gan và tham gia vào hàng loạt q trình chuyển hóa trong cơ thể. Do vậy RLLPM có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như viêm gan, xơ gan, nội tiết, ĐTĐ, tăng acid uric máu… Trong đó, ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ đã được nhiều tác giả trong nước [22], [26], [32]... và quốc tế [74], [75], [76] ... chứng minh có sự liên quan chặt chẽ với RLLPM. Ngồi ra, RLLPM cũng có liên quan đến các bệnh lý khác như vẩy nến [33], HIV/AIDS [34], [47], nồng độ Ferritine huyết thanh [11], nồng độ acid uric máu [76], các bệnh lý của gan như viêm gan vi rút, xơ gan [77] … mà nghiên cứu này khơng có dữ liệu, đây cũng là mặt hạn chế của đề tài. Có thể vì glucose tham gia vào nhiều q trình chuyển hóa khác nhau như hình thành ATP bằng q trình thối giáng yếm khí hoặc ái khí, hình thành các axit béo và cholesterol, các axit amin và protein… [12], [78] nên các yếu tố làm tăng giảm nồng độ glucose trong máu đều có thể ảnh hưởng đến sự tăng giảm nồng độ của các thành phần liên quan đặc biệt là triglycerid. Chính vì vậy, trong khuyến cáo xét nghiệm định kỳ của Bộ Y tế hoặc của các chuyên gia tim mạch ln có glucose đi kèm với lipid máu [4], [10].

3.3.4. Rối loạn các thành phần lipid máu với địa lý

Sự tăng giảm nồng độ các thành phần lipid ở các vùng địa lý khác nhau của Khánh Hòa là rất khác nhau tùy theo thành phần lipid máu (Bảng 3.9).

Tổng Chẩn đoán ĐTD Khơng chẩn đốn ĐTD

Rối loạn kết hợp LDL và Tryglycerid 42354 (54,5) 5472 (62,2) 36882 (53,5) 1 Không kết hợp rối loạn LDL và Tryglycerid 35428 (45,5) 3324 (37,8) 32104 (46,5) 1,02 (1,02 - 1,02)

Rối loạn kết hợp LDL và Tryglycerid và HDL 9790 (12,6) 1596 (18,1) 8194 (11,9) 1 Không kết hợp rối loạn LDL và Tryglycerid và HDL 67992 (87,4) 7200 (81,9) 60792 (88,1) 1,03 (1,03 - 1,04)

<0.001

Đặc điểm

Rối loạn chuyển hóa Glucose

p RR (95%CI)

Rối loạn chuyển hóa kết hợp LDL và Triglycerid

Rối loạn chuyển hóa kết hợp LDL và Triglycerid và HDL

Bảng 3.9: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu theo vùng địa lý năm 2018 – 2020

P <0,001

Rối loạn cholesterol total giữa các huyện thị trong tỉnh nhìn chung đều nằm trong khoảng từ 40 – 50%, trong đó gặp nhiều nhất là dân cư sinh sống ở thành phố Nha Trang với 23.370 chiếm 49,6% trên tổng số 47.149 người đến xét nghiệm. Hai huyện có tỷ lệ cao tương đương là Vạn Ninh với 2.473 người chiếm 48,2% hay Ninh Hòa là 3.132 người chiếm 48,0% dân cư các khu vực này đến khám. Ít nhất là khu vực Khánh Sơn 122 người (43,6%) hoặc Cam Lâm 1.757 người (43,9%).

Rối loạn triglycerid gặp nhiều hơn rối loạn cholesterol total, nhất là ở huyện Vạn Ninh với 3.457 người trên tổng số 5.132 người đến xét nghiệm chiếm 67,4%. Tiếp đó là dân cư thành phố Nha Trang, 31.725 người mắc trên 47.149 người đến xét nghiệm chiếm 67,3%. Thấp nhất là thành phố Cam Ranh với 5.293 người chiếm 58,6% dân cư Cam Ranh đến xét nghiệm.

Rối loạn LDL-c gặp nhiều nhất cũng là huyện Vạn Ninh với 4.295 người mắc trên 5.132 người đến xét nghiệm chiếm 83,7%, sau đó đến huyện miền núi Khánh Sơn là 232 trên 280 người chiếm đến 82,9%, các huyện, thành thị khác tương đương nhau ở mức rất cao (80-81%), thấp nhất là huyện Diên Khánh (79,4%).

Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HDL-c giảm nhiều nhất là cư dân huyện Khánh Sơn với 63 người trên tổng số 280 người đi xét nghiệm chiếm 22,5% và ít nhất là huyện Vạn Ninh (17,1%).

Như vậy tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu dường như ít phụ thuộc vào vị trí miền núi hay đồng bằng, các huyện khó khăn hay các thành phố

Cam Lâm Cam Ranh Diên Khánh Khánh Sơn Khánh Vĩnh Nha Trang NInh Hịa Vạn Ninh

Chuyển hóa Cholesterol 1757 (43,9) 4255 (47,1) 2396 (45,3) 122 (43,6) 178 (46,4) 23370 (49,6) 3132 (48,0) 2473 (48,2)

Chuyển hóa Triglycerid 2453 (61,4) 5293 (58,6) 3317 (62,7) 179 (63,9) 228 (59,4) 31725 (67,3) 4312 (66,1) 3457 (67,4)

Chuyển hóa LDL 3204 (80,1) 7294 (80,8) 4200 (79,4) 232 (82,9) 309 (80,5) 38250 (81,1) 5321 (81,6) 4295 (83,7)

Chuyển hóa HDL 844 (21,1) 1731 (19,2) 1168 (22,1) 63 (22,5) 81 (21,1) 9163 (19,4) 1344 (20,6) 877 (17,1)

Rối loạn chuyển hóa

phát triển. Tuy nhiên, vấn đề này cần được làm rõ hơn ở các nghiên cứu khác vì hạn chế của nghiên cứu này là thiếu các thông tin ban đầu của bệnh nhân như mức thu nhập, lý do đi khám bệnh, xét nghiệm, phong tục tập quán… 3.4. TƯƠNG QUAN RỐI LOẠN CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU

3.4.1. Tương quan rối loạn lipid máu xét theo giới tính

Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa rối loạn CT với LDL-c, giữa HDL-c với TG theo giới tính Từ biểu đồ 3.6 ta thấy, có sự khác biệt về giới tính với các thành phần lipid máu (p<0,001). Nồng độ CT và LDL-c có mối tương quan thuận (hệ số spearman’s dương) và nồng độ TG với HDL-c có mối tương quan nghịch (hệ số spearman’s âm) với nhau ở cả 2 giới.

Bảng 3.10: Phương trình tương quan giữa rối loạn CT với LDL-c và giữa HDL-c với TG theo giới tính

Tương quan* Giới Hệ số

Spearman’s Phương trình R 2 Nồng độ CT và LDL-c Nam 0,82 y = 2,25 + 0,88*LDL-c 0,574 Nồng độ CT và LDL-c Nữ 0,90 y = 1,83 + 0,97*LDL-c 0,801 Nồng độ HDL-c và TG Nam -0,42 y = 1,42 – 0,064*TG 0,118 Nồng độ HDL-c và TG Nữ -0,43 y = 1,62 – 0,11*TG 0,157 *: p <0.0001

Nồng độ CT và LDL-c có mối tương quan thuận và mạnh mẽ, nghĩa là có sự tăng cholesterol total chắc chắn sẽ có sự tăng LDL-c dù là nam hay nữ (hệ số spearman’s 0,82 ở nam và 0,90 ở nữ). Nồng độ HDL-c và triglycerid lại có mối tương quan nghịch với nhau, nghĩa là sự tăng triglycerid sẽ có sự giảm HDL-c và ngược lại (hệ số tương quan âm). Tuy nhiên tương quan này yếu hơn so với cholesterol và LDL-c ở cả 2 giới (hệ số tương quan -0,42 ở nam và -0,43 ở nữ) (Bảng 3.10).

3.4.2. Tương quan rối loạn thành phần lipid máu với tuổi

Từ biểu đồ 3.7 cho thấy, các đường tương quan có độ chênh lệch rất yếu (LDL-c và CT), thậm chí là nằm ngang (HDL-c và triglycerid). Nguyên nhân có thể là do dữ liệu quá lớn trong khi sự biến thiên giữa các số liệu trong một giới hạn rất hẹp. Mặt khác, một phần nhỏ các giá trị ngoại lai đã ảnh hưởng đến biểu đồ tương quan. Do vậy cần chia nhỏ thành các nhóm tuổi để phân tích rõ hơn mối tương quan này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)