Tỷ lệ rối loạn lipid hỗn hợp năm 2018-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 56 - 58)

Đặc điểm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

P

N (%) N (%) N (%)

Rối loạn kết hợp LDL và TG

Rối loạn LDL và TG 16563 (71,9) 14747 (52,4) 11044 (41,5) <0.001 Không rối loạn LDL và TG 6467 (28,1) 13423 (47,6) 15538 (58,5)

Rối loạn LDL, TG và HDL

Rối loạn LDL, TG và HDL 3600 (15,6) 3682 (13,1) 2508 (9,4) <0.001 Không rối loạn LDL, TG và HDL 19430 (84,4) 24488 (86,9) 24074 (90,6) Có sự khác biệt về rối loạn chuyển hóa kết hợp hỗn hợp giữa các năm (P<0,001). Tỷ lệ rối loạn kết hợp 2 thành phần LDL-c và triglycerid giảm đều qua các năm, cao nhất là 71,9% (2018), xuống còn 52,4% (năm 2019) và 41,5% (năm 2020). Sự giảm đi này bắt nguồn từ sự giảm đều và mạnh tỷ lệ rối loạn thành phần TG là chính nhưng chưa rõ nguyên nhân do thiếu thông tin từ bệnh nhân. Tương tự, rối loạn kết hợp 3 thành phần LDL-c, triglycerid và HDL-c cũng giảm đều qua 3 năm, từ 15,6% năm 2018 xuống còn 13,1% năm 2019 và 9,4% năm 2020 (Bảng 3.4).

Khác với kiểu rối loạn trên các bệnh nhân có hội chứng vành cấp là tăng TG và giảm HDL-c [67]. Trong nghiên cứu này, do tỷ lệ rối loạn đơn thuần LDL-c và TG cao nên rối loạn hỗn hợp chính hàng năm cũng là rối loạn kết hợp hai thành phần này. Tỷ lệ mắc các rối loạn 2 hay 3 thành phần lipid máu của các đối tượng tham gia nghiên cứu này đều cao hơn các nhóm đối tượng đã là bệnh nhân mắc các bệnh liên quan khác như suy thận mạn [68], ĐTĐ tuýp 2 [22] và cũng cao hơn cộng đồng dân cư một số tỉnh thành khác như ở Hà Nam tỷ lệ là 34,5% [19], Cà Mau 23,7% [21] và kể cả một số nước

trên thế giới như Trung Quốc (13,2%) [38] hay Canada (17,3%) [66]… Mặc dù sự so sánh là tương đối vì sự khác nhau ít nhiều giữa các nghiên cứu nhưng điều này thật đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng dân cư Khánh Hòa trong tương lai.

Sự gia tăng nồng độ LDL-c trong máu cũng như thời gian tồn tại của LDL-c trong máu sẽ làm gia tăng tốc độ biến đổi sinh học, gây hư hại chức năng nội mô, tăng thu nhận LDL-c trong bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, các tế bào cơ trơn của thành mạch. Phần lớn cholesterol hiện diện trong mảng xơ vữa thành mạch đều có nguồn gốc từ các hạt LDL-c. Do vậy, nồng độ LDL-c là chỉ thị lâm sàng quan trọng nhất trong các thông số về xơ cứng mạch máu [52]. Nồng độ triglycerid tăng cao khi bệnh nhân mắc các bệnh như ĐTĐ, thận hư, tắc nghẽn ở gan, rối loạn chuyển hóa lipid và nhiều bệnh nội tiết khác như các bệnh lý tuyến giáp.... Một số rối loạn di truyền, sử dụng thuốc chữa bệnh, hút thuốc lá, sử dụng bia rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn giàu calo…đều làm tăng triglycerid [50].

Trong nghiên cứu của chúng tôi do khơng có thơng tin ban đầu nên có phần hạn chế trong việc phân biệt bệnh nhân đến điều trị hay đến để sàng lọc, tình trạng sử dụng thực phẩm, thuốc, đồ uống… Mặt khác, các nghiên cứu về tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch như đột quỵ, hội chứng mạch vành cấp…ở Khánh Hịa cịn ít nên khơng đánh giá được mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng RLLPM với các biến chứng tim mạch trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, dựa vào tỷ lệ rối loạn đơn thuần và kết hợp các thành phần lipid máu trong dữ liệu này có thể nhận xét rằng, tình trạng RLLPM của các đối tượng tham gia nghiên cứu này thật đáng báo động và nếu các cơ quan ban ngành liên quan không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

3.3. RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ

Rối loạn lipid máu đơn thuần và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)