Từ Bảng 3.6 cho thấy, giữa 2 giới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiểu rối loạn kết hợp 2 hay 3 thành phần lipid máu (P<0,001). Trong đó, nam giới có tỷ lệ rối loạn kết hợp các thành phần lipid nhiều hơn nữ giới. Cụ thể là các kiểu: tăng LDL-c kết hợp tăng TG (nam 58,9%, nữ 50,2%), tăng TG kết hợp giảm HDL-c (nam 23,7%, nữ 11,3%), tăng LDL-c kết hợp tăng TG và giảm HDL-c (nam 16,9%, nữ 8,6%). Nữ có kiểu kết hợp tăng LDL-c kết hợp tăng CT nhiều hơn nam (nam 45,5%, nữ 48,8%).
Nam giới có nguy cơ mắc rối loạn hỗn hợp 2 hoặc 3 thành phần lipid cao hơn nữ giới. Cụ thể, nam giới có nguy cơ mắc rối loạn triglycerid kết hợp giảm HDL-c cao gấp 16% so với nữ (chỉ số nguy cơ RR = 1,16) và nam giới cũng có nguy cơ mắc rối loạn 3 thành phần (tăng LDL-c, tăng TG, giảm HDL-c) cao gấp 14% so với nữ (chỉ số nguy cơ RR = 1,14). Đây là các kiểu
Nam Nữ
Rối loạn LDL và TG 22238 (58,9) 20116 (50,2) <0.001 1 Không rối loạn LDL và TG 15487 (41,1) 19941 (49,8) 1,06 (1,05 - 1,06)
Rối loạn LDL, TG và HDL 6362 (16,9) 3428 (8,6) <0.001 1 Không rối loạn LDL, TG và HDL 31363 (83,1) 36629 (91,4) 1,14 (1,13 - 1,15)
Rối loạn LDL và CT 17172 (45,5) 19554 (48,8) <0.001 1 Không rối loạn LDL và CT 20553 (54,5) 20503 (51,2) 0,98 (0,97 - 0,98)
Rối loạn HDL và TG 8948 (23,7) 4514 (11,3) <0.001 1 Không rối loạn HDL và TG 28777 (76,3) 35543 (88,7) 1,16 (1,16 - 1,17)
Rối loạn kết hợp LDL và CT
Rối loạn kết hợp HDL và TG
Đặc điểm Giới tính P RR (95%CI)
Rối loạn kết hợp LDL và TG
rối loạn gây tăng sinh xơ vữa mạch máu, thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp…Vì vậy nên nam giới cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não... cao hơn nữ giới và thực tế lâm sàng tại Việt Nam cũng đã ghi nhận điều này [27], [31], [62]. Đây cũng là tình trạng chung của nam giới khơng chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới như Trung Quốc [64], [69], châu Âu [70]… Theo các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng tại Việt Nam, thì nam giới trong nhóm có rối loạn lipid máu cũng có nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa khác như tình trạng tăng acid uric máu, ĐTĐ… Thậm chí nguy cơ tăng acid uric máu ở nam cao gấp 5,1 lần so với nữ và thường gặp ở những người có hút thuốc lá, uống bia rượu [23], [71], [72]...
Giới tính là một yếu tố có liên quan đến rối loạn lipid máu cũng như các bệnh lý tim mạch. Đây là yếu tố cố hữu và không thể thay đổi, điều chỉnh như các yếu tố mơi trường. Nam giới thường có thể trạng lớn hơn, thường làm những công việc nặng nhọc nhiều hơn nữ giới vì vậy mà mức tiêu thụ thức ăn của nam và nữ cũng khác nhau. Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con, cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn để thực hiện chức năng sinh lý là sinh con và cho con bú, đây là giai đoạn cần nhiều thức ăn nhất của phụ nữ. Tùy theo các yếu tố cố hữu này để điều chỉnh lượng thức ăn cũng như cách sử dụng năng lượng phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của con người để cơ thể ít mắc bệnh hơn chẳng hạn như khi về già, ít lao động hoặc lao động nhẹ thì lượng thức ăn đưa vào cơ thể cũng phải tiết chế lại cho phù hợp... Tại Khánh Hòa cho đến nay rất ít nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của người trưởng thành, như các thói quen ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân, thiếu số liệu thống kê lâm sàng về các bệnh tim mạch trong khi chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đối với tình trạng RLLPM cũng như các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Do vậy, cần rất nhiều các nghiên cứu để có thể đánh giá tình hình BKLN gần với thực tế hơn và có chính sách phù hợp hơn cho cộng đồng.
3.3.2. Rối loạn lipid máu và nhóm tuổi
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid và nhóm tuổi
Từ biểu đồ 3.5 ta thấy, tình trạng RLLPM tăng dần theo tuổi và tùy theo từng thành phần lipid mà sự rối loạn có sự khác nhau về nhóm tuổi bị rối loạn nhiều nhất nhưng nhìn chung là có xu hướng trẻ hóa. Xét tổng thể thì rối loạn cả 4 thành phần lipid cao nhất là nhóm tuổi 51 – 60. Tuy nhiên, đối với 3 thành phần triglycerid, HDL-c và LDL-c thì độ tuổi từ 41- 50 cũng có tỷ lệ rối loạn cao tương đương với nhóm 51 – 60 tuổi. Cụ thể:
Rối loạn chuyển hóa Cholesterol gặp nhiều nhất ở nhóm từ 51 – 60 tuổi (32,3%), tiếp đến là nhóm từ 41 – 50 tuổi (27,1%), nhóm từ 61 tuổi trở lên chiếm 19,5% và thấp nhất là nhóm dưới 18 tuổi (0,2%).
Tương tự như cholesterol, rối loạn chuyển hóa Triglycerid gặp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi 51 – 60 (chiếm 28,7%) và 41 – 50 tuổi (chiếm 27,1%). Tiếp đó là 2 nhóm tuổi có tỷ lệ tương đương nhau, từ 61 tuổi trở lên chiếm 18,2% và
0.2 6 14.9 27.1 32.3 19.5 0.4 8.1 17.4 27.1 28.7 18.2 0.7 9 17.8 27.3 28 17.3 0.8 7.9 18 27.8 27 18.5 0 5 10 15 20 25 30 35
Dưới 18 tuổi 19- 30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi 51 - 60 tuổi Từ 61 trở lên
T ỷ l ệ ph ần tr ăm Độ tuổi
31 – 40 tuổi chiếm 17,4%. Nhóm 19 – 30 tuổi chiếm 8,1% và thấp nhất là nhóm dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ 0,4%.
Sự tăng LDL-c chủ yếu cũng gặp ở 2 nhóm tuổi 51 – 60 (chiếm 28,0%) và nhóm 41 – 50 tuổi (chiếm 27,3%). Tiếp đến vẫn là 2 nhóm có tỷ lệ tương đương, nhóm 31 – 40 tuổi (17,8%) và từ 61 tuổi trở lên (17,3%). Như vậy với chỉ số lipid này, ở nhóm rất trẻ (31 – 40 tuổi) đã có tỷ lệ cao hơn cả nhóm người cao tuổi, sự thay đổi này là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Nhóm 19 – 30 tuổi chiếm 9,0% và nhóm thấp nhất vẫn là dưới 18 tuổi, chiếm 0,7%.
Nồng độ HDL-c giảm gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trung niên, từ 41 – 50 tuổi chiếm 27,8%. Nhóm lớn tuổi hơn, từ 51 - 60 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao tương đương với 27,0%. Nhóm người cao tuổi (61 trở lên) chiếm 18,5%, gần bằng nhóm rất trẻ, từ 31 – 40 tuổi (18,0%). Hai nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 19 – 30 tuổi (7,9%) và dưới 18 tuổi (0,8%).
Độ tuổi là yếu tố khơng thể thay đổi và có tương quan thuận với tình trạng RLLPM. Thơng thường, khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể cũng bị lão hóa nên sự vận chuyển, trao đổi các chất dinh dưỡng vì vậy cũng bị ảnh hưởng theo, các chỉ số trong máu cũng bất thường nhiều hơn. Nhưng dữ liệu trong nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng RLLPM có sự chuyển đổi đáng báo động. Tỷ lệ RLLPM tăng theo tuổi và tăng cao nhất ở lứa tuổi trung niên, từ 41 – 50 tuổi (HDL-c) hoặc 51 – 60 tuổi (CT, TG, LDL-c) và ngay ở nhóm tuổi cịn rất trẻ (31 – 40 tuổi) thì tỷ lệ RLLPM đã cao hơn hoặc tương đương với nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi) (Xem thêm phụ lục 3). Tình trạng này cũng giống với các nghiên cứu trước đó tại Khánh Hịa [17], [26] và các tỉnh thành khác của Việt Nam như Hà Nội [61], Hải Dương [63] tỷ lệ RLLPM cao nhất cũng ở các nhóm tuổi dưới 60. Trong khi đó, ở các nước châu Âu [70] hay một số quốc gia khác như Ethiopia [43], Iran [73] thì tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa hay RLLPM cũng tăng theo tuổi và cao nhất là ở các nhóm người cao tuổi từ 60 trở lên.
Rõ ràng quy luật của tự nhiên là khi tuổi tác tăng lên, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa nên sẽ phát sinh nhiều bệnh hơn. Tuy nhiên, dữ liệu này
cho thấy tình trạng rất đáng lo ngại, tỷ lệ mắc nhóm bệnh chuyển hóa như rối loạn lipid hay đái tháo đường của các đối tượng nghiên cứu đang rất cao và có xu hướng trẻ hóa. Nhóm bệnh này có chung một nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi đó là tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Và nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là các yếu tố mơi trường như chất lượng thực phẩm ít chất xơ, nhiều thức ăn giàu năng lượng và chất béo bão hòa, chế độ ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt, ít tập luyện hay hoạt động tiêu hao năng lượng… Việc tìm ra đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên của cộng đồng dân cư tỉnh Khánh Hịa cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn, công tác tuyên truyền, tư vấn cần quyết liệt và đồng bộ hơn nữa để người dân nhận thức, thay đổi, khắc phục nồng độ lipid máu của mình và những người xung quanh. Nếu không thay đổi nhận thức và điều chỉnh các hành vi, thói quen bất lợi cho sức khỏe này thì gánh nặng bệnh tật trong tương lai là điều sẽ sớm xảy ra.
3.3.3. Rối loạn lipid máu và đái tháo đường
Mặc dù chỉ 11,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn glucose nhưng phần lớn các đối tượng đều có kèm theo rối loạn một hoặc nhiều thành phần lipid máu (Bảng 3.7, Bảng 8).
Rối loạn lipid máu đơn thuần và ĐTĐ
Trong số những bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa glucose thì tần suất kèm theo rối loạn triglycerid là cao nhất với 79,9%, tiếp đó là LDL-c với 76,6%, cholesterol là 54,1% và rối loạn giảm HDL-c 29,8% (Bảng 7). Có sự khác biệt giữa rối loạn chuyển hóa glucose với rối loạn lipid đơn thuần (P<0.001).
Chỉ số nguy cơ RR > 1 cho thấy, những người mắc đái tháo đường nhìn chung có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao hơn những người không mắc đái tháo đường, đặc biệt là 2 chỉ số triglycerid và HDL-c, gấp 0,04 lần hay 4% so với những người không mắc ĐTĐ. Mặc dù tần suất rối loạn của glucose kèm theo tăng LDL-c cao hơn rất nhiều so với HDL-c nhưng nguy cơ giảm nồng độ HDL-c ở những người mắc ĐTĐ lại cao hơn so với những người tăng
LDL-c. Có thể do tỷ lệ rối loạn LDL-c trong dữ liệu nghiên cứu là rất cao nên ảnh hưởng đến tần suất rối loạn glucose máu.