Phương trình tương quan giữa rối loạn lipid máu và tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 69 - 71)

Tương quan Hệ số

Spearman’s

Phương trình hồi quy R2

Nồng độ CT và Tuổi 0,18 y = 0,0141*Tuổi + 4,5654 0,025 Nồng độ LDL-c và Tuổi 0,16 y = 0,0118*Tuổi + 2,908 0,022 Nồng độ HDL-c và Tuổi -0,03 y = -0,0006*Tuổi + 1,345 0,0005

Nồng độ TG và Tuổi 0,10 y = 0,0065*Tuổi + 2,213 0,002 Rối loạn các thành phần lipid máu có mối tương quan yếu với độ tuổi. Nồng độ CT, LDL-c và triglycerid có mối tương quan thuận với tuổi (hệ số tương quan dương). Nồng độ HDL-c có mối tương quan nghịch với nhóm tuổi (hệ số tương quan âm). Nồng độ CT và LDL-c có tương quan với tuổi mạnh hơn nồng độ HDL-c và triglycerid (Bảng 3.11).

3.4.3. Tương quan giữa Cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi

Tương quan giữa cholesterol total và HDL-c là tương quan thuận ở cả 6 nhóm tuổi, nghĩa là sự tăng cholesterol total thì sẽ có tăng HDL-c (Biểu đồ 3.8), có sự chênh lệch về hệ số góc giữa các nhóm tuổi, tuổi càng cao thì hệ số góc càng tăng dần lên. Điều này cho thấy, sự tăng CT sẽ dẫn đến tăng HDL-c và ngược lại nhưng nồng độ CT tăng nhanh hơn, còn nồng độ HDL-c tăng chậm hơn. Nhưng sự tương quan này là không chặt chẽ và rời rạc vì hệ số spearman’s tương đối thấp, thậm chí có nhóm tuổi gần như khơng liên quan (31 - 40 tuổi) (Bảng 3.12) cần được nghiên cứu thêm.

HDL-c được tổng hợp ở gan vào hệ tuần hoàn đi đến các mô ngoại vi để thu nhận cholesterol dư thừa từ tế bào, thành mạch để đưa về gan và đào thải theo đường mật xuống ruột, chống ứ đọng cholesterol trong tế bào ngoại

vi trong đó có cả tế bào thành mạch. Vì vậy, HDL-c được gọi là chất bảo vệ thành mạch, chống xơ vữa.

Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi Bảng 3.12 Phương trình tương quan giữa cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s p-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 0,20 p<0,0001 y = 3,776 + 0,44*HDL-c 0,024 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,10 p<0,0001 y = 4,397 + 0,3*HDL-c 0,01 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,04 p<0,0001 y = 4,866 + 0,15*HDL-c 0,002 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,12 p<0,0001 y = 4,843 + 0,321*HDL-c 0,01 Từ 51 – 60 tuổi 20983 0,19 p<0,0001 y = 4,639 + 0,625*HDL-c 0,033 Trên 60 tuổi 13571 0,21 p<0,0001 y = 4,391 + 0,725*HDL-c 0,043 Tuy nhiên, khi lượng cholesterol total tăng lên quá nhanh hoặc dư thừa nhiều và liên tục, lượng HDL-c tổng hợp được không đủ để vận chuyển hết cholesterol total dư thừa bởi vì khả năng vận chuyển chất béo của HDL-c là hạn hữu, CT chỉ chiếm 17% trong các hạt HDL-c [6]. Khi chất béo cung cấp cho cơ thể không được sử dụng và đào thải hết dẫn đến tình trạng dư thừa

được chuyển thành các giọt mỡ để tích lũy dưới da hoặc ở các mô, cơ quan nội tạng khác như tim, gan, ruột… gây ra tình trạng tăng cân hoặc nội tạng bị phủ một lớp mỡ, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ.

3.4.4. Tương quan rối loạn giữa Cholesterol và LDL-c theo nhóm tuổi tuổi

Hai chỉ số cholesterol total và LDL-c có sự tương quan thuận và tương đồng nhau ở tất cả các nhóm tuổi (Biểu đồ 3.9), tức là tăng cholesterol total sẽ dẫn đến tăng LDL-c và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)