Rối loạn các thành phần lipid máu với địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 65)

Sự tăng giảm nồng độ các thành phần lipid ở các vùng địa lý khác nhau của Khánh Hòa là rất khác nhau tùy theo thành phần lipid máu (Bảng 3.9).

Tổng Chẩn đoán ĐTD Không chẩn đoán ĐTD

Rối loạn kết hợp LDL và Tryglycerid 42354 (54,5) 5472 (62,2) 36882 (53,5) 1 Không kết hợp rối loạn LDL và Tryglycerid 35428 (45,5) 3324 (37,8) 32104 (46,5) 1,02 (1,02 - 1,02)

Rối loạn kết hợp LDL và Tryglycerid và HDL 9790 (12,6) 1596 (18,1) 8194 (11,9) 1 Không kết hợp rối loạn LDL và Tryglycerid và HDL 67992 (87,4) 7200 (81,9) 60792 (88,1) 1,03 (1,03 - 1,04)

<0.001

Đặc điểm

Rối loạn chuyển hóa Glucose

p RR (95%CI)

Rối loạn chuyển hóa kết hợp LDL và Triglycerid

Rối loạn chuyển hóa kết hợp LDL và Triglycerid và HDL

Bảng 3.9: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu theo vùng địa lý năm 2018 – 2020

P <0,001

Rối loạn cholesterol total giữa các huyện thị trong tỉnh nhìn chung đều nằm trong khoảng từ 40 – 50%, trong đó gặp nhiều nhất là dân cư sinh sống ở thành phố Nha Trang với 23.370 chiếm 49,6% trên tổng số 47.149 người đến xét nghiệm. Hai huyện có tỷ lệ cao tương đương là Vạn Ninh với 2.473 người chiếm 48,2% hay Ninh Hòa là 3.132 người chiếm 48,0% dân cư các khu vực này đến khám. Ít nhất là khu vực Khánh Sơn 122 người (43,6%) hoặc Cam Lâm 1.757 người (43,9%).

Rối loạn triglycerid gặp nhiều hơn rối loạn cholesterol total, nhất là ở huyện Vạn Ninh với 3.457 người trên tổng số 5.132 người đến xét nghiệm chiếm 67,4%. Tiếp đó là dân cư thành phố Nha Trang, 31.725 người mắc trên 47.149 người đến xét nghiệm chiếm 67,3%. Thấp nhất là thành phố Cam Ranh với 5.293 người chiếm 58,6% dân cư Cam Ranh đến xét nghiệm.

Rối loạn LDL-c gặp nhiều nhất cũng là huyện Vạn Ninh với 4.295 người mắc trên 5.132 người đến xét nghiệm chiếm 83,7%, sau đó đến huyện miền núi Khánh Sơn là 232 trên 280 người chiếm đến 82,9%, các huyện, thành thị khác tương đương nhau ở mức rất cao (80-81%), thấp nhất là huyện Diên Khánh (79,4%).

Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HDL-c giảm nhiều nhất là cư dân huyện Khánh Sơn với 63 người trên tổng số 280 người đi xét nghiệm chiếm 22,5% và ít nhất là huyện Vạn Ninh (17,1%).

Như vậy tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu dường như ít phụ thuộc vào vị trí miền núi hay đồng bằng, các huyện khó khăn hay các thành phố

Cam Lâm Cam Ranh Diên Khánh Khánh Sơn Khánh Vĩnh Nha Trang NInh Hòa Vạn Ninh

Chuyển hóa Cholesterol 1757 (43,9) 4255 (47,1) 2396 (45,3) 122 (43,6) 178 (46,4) 23370 (49,6) 3132 (48,0) 2473 (48,2)

Chuyển hóa Triglycerid 2453 (61,4) 5293 (58,6) 3317 (62,7) 179 (63,9) 228 (59,4) 31725 (67,3) 4312 (66,1) 3457 (67,4)

Chuyển hóa LDL 3204 (80,1) 7294 (80,8) 4200 (79,4) 232 (82,9) 309 (80,5) 38250 (81,1) 5321 (81,6) 4295 (83,7)

Chuyển hóa HDL 844 (21,1) 1731 (19,2) 1168 (22,1) 63 (22,5) 81 (21,1) 9163 (19,4) 1344 (20,6) 877 (17,1)

Rối loạn chuyển hóa

phát triển. Tuy nhiên, vấn đề này cần được làm rõ hơn ở các nghiên cứu khác vì hạn chế của nghiên cứu này là thiếu các thông tin ban đầu của bệnh nhân như mức thu nhập, lý do đi khám bệnh, xét nghiệm, phong tục tập quán… 3.4. TƯƠNG QUAN RỐI LOẠN CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU

3.4.1. Tương quan rối loạn lipid máu xét theo giới tính

Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa rối loạn CT với LDL-c, giữa HDL-c với TG theo giới tính Từ biểu đồ 3.6 ta thấy, có sự khác biệt về giới tính với các thành phần lipid máu (p<0,001). Nồng độ CT và LDL-c có mối tương quan thuận (hệ số spearman’s dương) và nồng độ TG với HDL-c có mối tương quan nghịch (hệ số spearman’s âm) với nhau ở cả 2 giới.

Bảng 3.10: Phương trình tương quan giữa rối loạn CT với LDL-c và giữa HDL-c với TG theo giới tính

Tương quan* Giới Hệ số

Spearman’s Phương trình R 2 Nồng độ CT và LDL-c Nam 0,82 y = 2,25 + 0,88*LDL-c 0,574 Nồng độ CT và LDL-c Nữ 0,90 y = 1,83 + 0,97*LDL-c 0,801 Nồng độ HDL-c và TG Nam -0,42 y = 1,42 – 0,064*TG 0,118 Nồng độ HDL-c và TG Nữ -0,43 y = 1,62 – 0,11*TG 0,157 *: p <0.0001

Nồng độ CT và LDL-c có mối tương quan thuận và mạnh mẽ, nghĩa là có sự tăng cholesterol total chắc chắn sẽ có sự tăng LDL-c dù là nam hay nữ (hệ số spearman’s 0,82 ở nam và 0,90 ở nữ). Nồng độ HDL-c và triglycerid lại có mối tương quan nghịch với nhau, nghĩa là sự tăng triglycerid sẽ có sự giảm HDL-c và ngược lại (hệ số tương quan âm). Tuy nhiên tương quan này yếu hơn so với cholesterol và LDL-c ở cả 2 giới (hệ số tương quan -0,42 ở nam và -0,43 ở nữ) (Bảng 3.10).

3.4.2. Tương quan rối loạn thành phần lipid máu với tuổi

Từ biểu đồ 3.7 cho thấy, các đường tương quan có độ chênh lệch rất yếu (LDL-c và CT), thậm chí là nằm ngang (HDL-c và triglycerid). Nguyên nhân có thể là do dữ liệu quá lớn trong khi sự biến thiên giữa các số liệu trong một giới hạn rất hẹp. Mặt khác, một phần nhỏ các giá trị ngoại lai đã ảnh hưởng đến biểu đồ tương quan. Do vậy cần chia nhỏ thành các nhóm tuổi để phân tích rõ hơn mối tương quan này.

Bảng 3.11: Phương trình tương quan giữa rối loạn lipid máu và tuổi

Tương quan Hệ số

Spearman’s

Phương trình hồi quy R2

Nồng độ CT và Tuổi 0,18 y = 0,0141*Tuổi + 4,5654 0,025 Nồng độ LDL-c và Tuổi 0,16 y = 0,0118*Tuổi + 2,908 0,022 Nồng độ HDL-c và Tuổi -0,03 y = -0,0006*Tuổi + 1,345 0,0005

Nồng độ TG và Tuổi 0,10 y = 0,0065*Tuổi + 2,213 0,002 Rối loạn các thành phần lipid máu có mối tương quan yếu với độ tuổi. Nồng độ CT, LDL-c và triglycerid có mối tương quan thuận với tuổi (hệ số tương quan dương). Nồng độ HDL-c có mối tương quan nghịch với nhóm tuổi (hệ số tương quan âm). Nồng độ CT và LDL-c có tương quan với tuổi mạnh hơn nồng độ HDL-c và triglycerid (Bảng 3.11).

3.4.3. Tương quan giữa Cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi

Tương quan giữa cholesterol total và HDL-c là tương quan thuận ở cả 6 nhóm tuổi, nghĩa là sự tăng cholesterol total thì sẽ có tăng HDL-c (Biểu đồ 3.8), có sự chênh lệch về hệ số góc giữa các nhóm tuổi, tuổi càng cao thì hệ số góc càng tăng dần lên. Điều này cho thấy, sự tăng CT sẽ dẫn đến tăng HDL-c và ngược lại nhưng nồng độ CT tăng nhanh hơn, còn nồng độ HDL-c tăng chậm hơn. Nhưng sự tương quan này là không chặt chẽ và rời rạc vì hệ số spearman’s tương đối thấp, thậm chí có nhóm tuổi gần như không liên quan (31 - 40 tuổi) (Bảng 3.12) cần được nghiên cứu thêm.

HDL-c được tổng hợp ở gan vào hệ tuần hoàn đi đến các mô ngoại vi để thu nhận cholesterol dư thừa từ tế bào, thành mạch để đưa về gan và đào thải theo đường mật xuống ruột, chống ứ đọng cholesterol trong tế bào ngoại

vi trong đó có cả tế bào thành mạch. Vì vậy, HDL-c được gọi là chất bảo vệ thành mạch, chống xơ vữa.

Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi Bảng 3.12 Phương trình tương quan giữa cholesterol total và HDL-c theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s p-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 0,20 p<0,0001 y = 3,776 + 0,44*HDL-c 0,024 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,10 p<0,0001 y = 4,397 + 0,3*HDL-c 0,01 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,04 p<0,0001 y = 4,866 + 0,15*HDL-c 0,002 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,12 p<0,0001 y = 4,843 + 0,321*HDL-c 0,01 Từ 51 – 60 tuổi 20983 0,19 p<0,0001 y = 4,639 + 0,625*HDL-c 0,033 Trên 60 tuổi 13571 0,21 p<0,0001 y = 4,391 + 0,725*HDL-c 0,043 Tuy nhiên, khi lượng cholesterol total tăng lên quá nhanh hoặc dư thừa nhiều và liên tục, lượng HDL-c tổng hợp được không đủ để vận chuyển hết cholesterol total dư thừa bởi vì khả năng vận chuyển chất béo của HDL-c là hạn hữu, CT chỉ chiếm 17% trong các hạt HDL-c [6]. Khi chất béo cung cấp cho cơ thể không được sử dụng và đào thải hết dẫn đến tình trạng dư thừa

được chuyển thành các giọt mỡ để tích lũy dưới da hoặc ở các mô, cơ quan nội tạng khác như tim, gan, ruột… gây ra tình trạng tăng cân hoặc nội tạng bị phủ một lớp mỡ, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ.

3.4.4. Tương quan rối loạn giữa Cholesterol và LDL-c theo nhóm tuổi tuổi

Hai chỉ số cholesterol total và LDL-c có sự tương quan thuận và tương đồng nhau ở tất cả các nhóm tuổi (Biểu đồ 3.9), tức là tăng cholesterol total sẽ dẫn đến tăng LDL-c và ngược lại.

Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa Cholesterol total và LDL-c theo nhóm tuổi

Đặc biệt, mối tương quan rất mạnh mẽ bởi chỉ số spearman’s ở cả 6 nhóm tuổi đều gần bằng 1 nghĩa là sự tăng cholesterol total gần như chắc chắn sẽ tăng LDL-c và ngược lại dù ở độ tuổi nào thì sự tương quan này đều như nhau (Bảng 3.13). Phát hiện này cho thấy, nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng không hợp lý ngay từ trẻ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch là có sẵn mà

không cần đến thời gian 10 năm. Đây có thể là một trong số các lý do mà tỷ lệ tử vong và đột quỵ tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa.

Bảng 3.13: Phương trình tương quan giữa cholesterol total và LDL-c theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s P-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 0,91 p<0,0001 y = 1,546 + 0,974*LDL-c 0,868 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,90 p<0,0001 y = 1,712 + 0,98*LDL-c 0,729 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,80 p<0,0001 y = 2,093 + 0,897*LDL-c 0,589 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,80 p<0,0001 y = 2,217 + 0,88*LDL-c 0,604 Từ 51 – 60 tuổi 20983 0,90 p<0,0001 y = 2,157 + 0,902*LDL-c 0,7 Trên 60 tuổi 13571 0,90 p<0,0001 y = 1,956 + 0,944*LDL-c 0,786 Các hạt LDL-c là sản phẩm chuyển hóa của VLDL và IDL rất giàu cholesterol total. LDL-c có chức năng vận chuyển cholesterol total từ gan đến các mô ngoại vi để tổng hợp nên các chất có hoạt tính sinh học quan trọng như các acid mật, muối mật, vitamin D, nội tiết tố steroid… Do vậy, khi nồng độ cholesteroltotal trong máu tăng tức là LDL-c cũng tăng và ngược lại khi nồng độ LDL-c tăng lên đồng nghĩa với sự dư thừa cholesterol total.

Cấu trúc các hạt LDL-c là tập hợp một phổ các hạt có kích thước và tỷ trọng khác nhau trong đó đáng chú ý là các hạt LDL-c có kích thước rất nhỏ và dày đặc. Vì kích thước rất nhỏ nên dễ xâm nhập vào thành mạch máu và dễ bị oxy hóa hơn so với các hạt lớn. Ngoài ra, các hạt LDL-c nhỏ còn giảm ái lực với thụ thể LDL-c nên thời gian lưu thông trong hệ tuần hoàn lâu hơn, đến vài ngày. Khi dư thừa cholesterol total hay LDL-c, các hạt nhỏ này có xu hướng bám vào thành mạch, bị oxy hóa tạo thành các bọt khí, kết hợp với các mảnh vỡ tế bào, tinh thể canxi, các thành phần khác tạo thành mảng xơ vữa. Lâu dần, sự tích lũy càng dày thêm, thu hẹp lòng mạch máu, cản trở sự lưu thông. Do vậy, sự dư thừa LDL-c được coi là yếu tố chính gây xơ vữa mạch máu.

Vì mối tương quan này là chắc chắn nên nếu ngay từ tuổi trẻ đã để xảy ra tình trạng dư thừa chất béo mà không được điều chỉnh kịp thời thì sự diễn tiến sang các bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,

cao huyết áp…là điều tất yếu và sẽ xảy ra rất nhanh. Có thể vì vậy mà ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam chúng ta, tình trạng mắc các bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Việc làm rõ mối tương quan này rất có ý nghĩa trong việc lựa chọn, đề xuất các phương án chăm sóc sức khỏe tim mạch cho cộng đồng nhằm giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai.

3.4.5. Tương quan rối loạn giữa Cholesterol total và Triglycerid theo nhóm tuổi nhóm tuổi

Tương quan giữa cholesterol total với triglycerid giữa các nhóm tuổi cũng là tương quan thuận nhưng yếu và không đồng đều. Đặc biệt ở biểu đồ 3.10 cho thấy sự phân bố các dữ liệu có sự dịch chuyển theo tuổi rõ rệt, tuổi càng trẻ thì chỉ số tốt hơn khi về già. Nồng độ cholesterol total và triglycerid có xu hướng tăng nhanh ngay từ độ tuổi rất trẻ. Nhóm dưới 18 tuổi, dữ liệu phân bố lệch về góc phần tư thứ 3 nghĩa là trong giới hạn bình thường. Nhưng sang các nhóm tiếp theo, dữ liệu phân bố lệch hẳn sang góc phần tư thứ 1, 2 và 4, tức là số lượng người bị rối loạn nhiều và tăng nhanh.

Ở các nhóm tuổi trẻ thì mối tương quan mạnh hơn (hệ số spearman’s từ 0,3 – 0,4) ở các nhóm tuổi trung niên và cao tuổi (hệ số spearman’s 0,2) (Bảng 3.14).

Bảng 3.14: Phương trình tương quan giữa cholesterol total với triglyceride theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s P-value Phương trình

Dưới 18 tuổi 673 0,30 p<0,0001 y = 3,878 + 0,3*TG Từ 19 – 30 tuổi 7660 0,34 p<0,0001 y = 4,24 + 0,263*TG Từ 31 – 40 tuổi 14041 0,40 p<0,0001 y = 4,453 + 0,243*TG Từ 41 – 50 tuổi 20831 0,30 p<0,0001 y = 4,699 + 0,214*TG Từ 51 – 60 tuổi 20976 0,20 p<0,0001 y = 4,962 + 0,188*TG Trên 60 tuổi 13571 0,20 p<0,0001 y = 4,754 + 0,236*TG

Triglycerid và cholesterol total đều có nguồn gốc ngoại sinh là thức ăn giàu chất béo. Sau khi được ruột non tiêu hóa và đóng gói trong các chylomycron (triglycerid chiếm đến 85%), chúng được mang đến gan để tổng hợp thành các chất béo khác như VLDL, IDL, LDL, HDL… Kích thước các hạt chylomicron to hay nhỏ phụ thuộc vào lượng chất béo ăn vào nhiều hay ít. Các lipoprotein này mang trong mình triglycerid và cholesterol đến các mô, cơ quan thực hiện các chức năng của mình. Chẳng hạn như triglycerid tích lũy dưới dạng các giọt chất béo dự trữ năng lượng ở các mô cơ, mỡ, còn cholesterol thì chuyển hóa thành các hormon, vitamin… Ngoài ra, triglycerid cũng được tổng hợp bằng con đường nội sinh từ sự thoái hóa glucid và các acid béo tự do được phóng thích từ mô mỡ... Như vậy, triglycerid và cholesterol total cùng là chất béo và luôn được vận chuyển cùng nhau nên ít nhiều cũng có sự tương quan. Và vì triglycerid còn được tổng hợp từ nguồn glucid nữa nên muốn hạ triglycerid trong máu thì ngoài việc giảm cung cấp chất béo cho cơ thể cũng cần giảm cung cấp cả tinh bột.

Trong quần thể nghiên cứu này có sự khác nhau ở các nhóm tuổi, ở các nhóm tuổi trẻ (dưới 50) sự tương quan mạnh hơn ở các nhóm lớn tuổi (trên 50). Nghĩa là, dưới 50 tuổi, sự tăng triglycerid khả năng sẽ có kèm tăng cholesterol total nhiều hơn nhóm trên 50 tuổi. Mức độ của tương quan này có thể do nhóm tuổi trẻ, khả năng chuyển hóa, hấp thu của cơ thể hoạt động tốt

hơn nên khi lượng chất béo, glucid được cung cấp nhiều thì quá trình tổng hợp mạnh mẽ hơn và làm cho các chỉ số tăng lên đều cùng nhau. Còn ở độ tuổi càng cao, bộ máy chuyển hóa đã yếu dần dẫn đến sự rời rạc giữa các thành phần lipid trong quá trình tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng.

3.4.6. Tương quan rối loạn giữa LDL-c và HDL-c theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.11: Tương quan giữa LDL-c và HDL-c theo nhóm tuổi

Tương quan giữa nồng độ LDL-c và HDL-c là tương quan rất yếu, nghĩa là sự tăng nồng độ LDL-c không liên quan đến việc tăng hay giảm nồng độ HDL-c và ngược lại, đường tương quan gần như nằm ngang ở các nhóm tuổi trẻ. Từ nhóm tuổi 41 – 50 trở đi, sự tương quan có rõ hơn nhưng vẫn là tương quan yếu (Biểu đồ 3.11, Bảng 3.15).

Bảng 3.15: Phương trình tương quan giữa LDL-c và HDL-c theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s P-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 -0,06 p<0,0001 y = 3,095 – 0,172*HDL-c 0,004 Từ 19 – 30 tuổi 7664 -0,04 p<0,0001 y = 3,186- 0,245*HDL-c 0,0001 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,01 p<0,0001 y = 3,262+ 0,037*HDL-c 0,0002 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,11 p<0,0001 y = 3,093 + 0,283*HDL-c 0,01 Từ 51 – 60 tuổi 20983 0,18 p<0,0001 y = 2,963 + 0,532*HDL-c 0,03 Trên 60 tuổi 13571 0,17 p<0,0001 y = 2,931 + 0,499*HDL-c 0,023

3.4.7. Tương quan rối loạn giữa LDL-c và Triglycerid theo nhóm tuổi tuổi

Biểu đồ 3.12: Tương quan giữa LDL-c và Triglycerid theo nhóm tuổi

Từ biểu đồ 3.12 ta thấy, giữa LDL-c và triglyceride có mối tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)