Tương quan rối loạn giữa các thành phần lipid máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4. TƯƠNG QUAN RỐI LOẠN CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU

3.4.10. Tương quan rối loạn giữa các thành phần lipid máu

Từ biểu đồ 3.16 có thể thấy, giữa 4 thành phần lipid thì cholesterol total và LDL-c có mối tương quan mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất. Bởi vì, LDL-c là lipoprotein vận chuyển cholesterol total từ gan vào hệ tuần hoàn và đến các cơ quan, tế bào khắp cơ thể. Tiếp đó là mối tương quan giữa triglycerid với HDL-c như đã trình bày ở mục 3.4.8, cần được nghiên cứu để làm rõ hơn. Các thành phần còn lại cũng có sự liên quan nhưng là tương quan yếu.

Biểu đồ 3.16: Tương quan giữa các thành phần Lipid máu đơn thuần Bảng 3.20: Phương trình tương quan giữa các thành phần lipid máu đơn thuần Bảng 3.20: Phương trình tương quan giữa các thành phần lipid máu đơn thuần

Tương quan Hệ số

Spearman’s Phương trình hồi quy R

2 Nồng độ CT và HDL-c 0,13 y = 0,4296 * HDL-c + 4,6752 0,017 Nồng độ CT và LDL-c 0,86 y = 0,9201*LDL-c + 2,0436 0,686 Nồng độ CT và Triglycerid 0,30 y = 0,2237*Triglycerid + 4,6749 0,129 Nồng độ LDL-c và HDL-c 0,10 y = 0,302*HDL-c + 3,0771 0,01 Nồng độ LDL-c và Triglycrid 0,11 y = -0,0185*Triglycerid + 3,5212 0,001 Nồng độ HDL-c và Triglycerid -0,45 y = -0,0711*Triglycerid + 1,4948 0,144 Cho đến nay, sự gia tăng tỷ lệ RLLPM vẫn là một vấn đề về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Lipid vừa là bạn vừa là kẻ thù của cơ thể, một chế độ dinh dưỡng thích hợp ln ln cần thiết dù ở bất cứ thời điểm nào, lứa tuổi nào. Đại dịch Covid-19 lưu hành mạnh mẽ cho chúng ta nhận thức rõ hơn về những nguy cơ và khó khăn của việc chăm sóc, điều trị các bệnh lây nhiễm trên các bệnh nhân đã mắc các BKLN. Những bệnh nhân có mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, ĐTĐ, bệnh mạch vành, suy tim, ung thư…có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nặng hơn khi bị các bệnh lây nhiễm

như Covid -19 [78]. Do vậy việc nghiên cứu, phòng ngừa và quản lý các bệnh không lây nhiễm luôn luôn cần thiết.

Trong nghiên cứu này, vì chúng tơi khơng thu thập được thông tin nhiều hơn từ bệnh nhân như nghề nghiệp, mức thu nhập, tiền sử bệnh tật, có sử dụng các loại thực phẩm hay thuốc điều trị ảnh hưởng đến kết quả hay khơng, thói quen ăn uống, tập quán sinh hoạt của từng vùng khác nhau trên địa bàn... nên kết quả thu được không thể đại diện cho toàn thể người dân sinh sống trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy nhiên, từ những thông tin mà đề tài này cung cấp về tình hình và đặc điểm RLLPM của 77.782 đối tượng là người dân sinh sống trên địa bàn Khánh Hịa thì có nhiều vấn đề đáng báo động cho sức khỏe của cộng đồng trong tương lai, không chỉ trong tỉnh mà cịn có giá trị đối với ngành y tế Việt Nam. Các đối tượng được chọn rất ngẫu nhiên, đủ các lứa tuổi và sinh sống khắp 8/9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn nên có tính đại diện cộng đồng cao. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu có những đề xuất, định hướng chính xác hơn trong việc cải thiện, giải quyết vấn đề sức khỏe hay triển khai các hướng nghiên cứu mới trên địa bàn. Kết quả từ nghiên cứu này cũng cung cấp nguồn dữ liệu khoa học và đáng tin cậy cho đội ngũ cán bộ y tế trong đơn vị cũng như trên địa bàn tỉnh khi tư vấn, khám bệnh và ra quyết định điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)