Thống kê Cholesterol total Triglycerid LDL-c HDL-c Glucose
N 77.782 77.782 77.782 77.782 77.782 Mean 5,24 2,52 3,47 1,31 5,8 Median 5,1 2,1 3,41 1,27 5,3 Mode 4,95 1,3 3,17 1,19 5,1 SD 1,15 1,86 1,04 0,35 2,0 Minimum 0,23 0,21 0,01 0,1 0,56 Maximum 23,21 69,91 14,35 5,47 49,1 Range 22,98 69,7 14,34 5,37 48,56
Thống kê mô tả cho thấy, dữ liệu thu được khơng có phân phối đối xứng mà phân phối lệch phải (Mode < Median < Mean) do trong dữ liệu có một số dữ liệu cao bất thường có thể do một vài yếu tố tạm thời tác động như sử dụng thực phẩm không phù hợp hoặc cũng có thể do đột biến gen... Phần lớn khách hàng có các chỉ số hóa sinh cholesterol total, Triglycerid, LDL-c, HDL-c và glucose ở mức bình thường (Mode lần lượt là: 4,95; 1,3; 3,17; 1,19 và 5,1). Tuy nhiên, nồng độ trung bình của chỉ số triglycerid (2,521,86) và LDL-c (3,471,04) lại cao hơn giá trị bình thường (Bảng 3.3). Nồng độ trung bình chỉ số triglycerid thuộc mức nguy cơ cao và chỉ số LDL-c ở mức cao giới hạn (so với Bảng 1.1). Chỉ số triglycerid có độ lệch chuẩn khá lớn (SD=1,86) cho thấy có sự biến thiên lớn giữa các số liệu.
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu hàng năm
Biểu đồ 3.4: Biến động tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu qua các năm
Biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ đối tượng có rối loạn cholesterol total duy trì ổn định qua các năm. Triglycerid có xu hướng giảm dần và mạnh qua các năm. Hai chỉ tiêu còn lại là HDL-c và LDL-c có xu hướng giảm dần theo năm tuy nhiên sự giảm là không rõ ràng.
Tần suất đối tượng có tăng cholesterol cao nhất là năm 2019 với 49,0% và tăng LDL-c cao nhất là năm 2018 với 82,2% tổng số đối tượng đến xét nghiệm tại đơn vị.
Tần suất tăng triglycerid và giảm HDL-c có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Trong đó, chỉ số triglycerid giảm khá mạnh hàng năm, từ 86,0% năm 2018 xuống 62,6% năm 2019 và chỉ còn 50,9% năm 2020. Tần suất rối loạn HDL-c cũng có giảm nhẹ hàng năm, từ 21,7% năm 2018 xuống còn 20,5% năm 2019 và năm 2020 chỉ còn 16,9%.
Kết quả này cao hơn báo cáo trước đó vào năm 2017 của chúng tôi và cùng quần thể nghiên cứu [17] nhưng khác nhau về số lượng mẫu thu thập và một số báo cáo của các địa phương khác trong nước như Bình Dương [16], Phú Yên [18], Hà Nam [19], Cà Mau [21], Thừa Thiên Huế [23], Hà Nội [61],
21.7 20.5 16.9 19.6 48.4 49 47.9 48.4 86 62.6 50.9 65.5 82.2 82.1 79.2 81.1
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cả 3 năm
0 20 40 60 80 100 HDL-c CT TG LDL-c
các tỉnh Tây Nguyên [62] nhưng lại thấp hơn Hải Dương [63]… So với một số quốc gia vùng lãnh thổ khác trên thế giới như ở Ấn Độ [37], miền nam Ethiopia [43], một số tỉnh phía bắc Trung Quốc [64] hay tại Hoa Kỳ [65]…thì kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại bởi Việt Nam vẫn là một nước nghèo trong khi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đang ngày càng cao.
Sự khác nhau về tỷ lệ RLLPM giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như định nghĩa RLLPM, sắc tộc, phong tục tập quán sinh hoạt, ăn uống, đối tượng và thời điểm nghiên cứu… Tuy nhiên, kết quả cho thấy có sự dư thừa chất béo hoặc các thức ăn, đồ uống giàu năng lượng là phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày của các đối tượng tham gia nghiên cứu. Bởi phần lớn chất béo, chất giàu năng lượng có trong thức ăn sẽ được chuyển thành LDL-c và triglycerid và “gói lại” trong các chylomicron. LDL-c và triglyceride sẽ đi đến các mô mỡ, cơ quan và lưu thông trong máu từ 8 -12 giờ. Tùy theo lượng chất béo đưa vào từ thức ăn nhiều hay ít mà kích thước các hạt CM to hay nhỏ [6], [8]. Có thể do sự phát triển kinh tế với thế mạnh là các ngành du lịch, dịch vụ làm cho quỹ thời gian giành cho các hoạt động của gia đình như chuẩn bị các bữa ăn hợp lý, các hoạt động thể thao, rèn luyện để tiêu hao năng lượng của các thành viên bị giảm đi có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Về mặt lâm sàng chúng tôi quan sát thấy, chỉ số triglycerid rất dễ thay đổi, có thể tăng rất cao sau khi có chế độ dinh dưỡng khơng hợp lý và giảm nhanh sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống một thời gian ngắn. Vì vậy, để đánh giá được tỷ lệ rối loạn triglycerid lưu hành trong cộng đồng một cách chính xác thì cần nhiều nghiên cứu khác nữa để loại trừ tình trạng tăng giả trong cộng đồng. Đồng thời qua đó cũng đưa ra được những khuyến cáo cần thiết để bệnh nhân không bị điều trị sai. Tăng cholesterol total thường do các nguyên nhân chính như khẩu phần ăn giàu cholesterol và axit béo bão hòa, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, bệnh tăng cholesterol vơ căn, tăng lipoprotein có tính chất gia đình, tăng triglycerid, suy giáp, hội chứng thận hư, tắc mật, xơ gan do mật, béo phì, rối loạn chức năng tụy, có thai, ĐTĐ khơng
được kiểm soát tốt, tiền sản giật… Một số loại thuốc cũng làm tăng cholesterol total máu như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc an thần, corticosteroid… [66]. Đây cũng là phần hạn chế của nghiên cứu này và cần được làm rõ trong nhiều nghiên cứu tiếp theo nhằm phân loại chính xác các ngun nhân từ đó có hướng điều trị hợp lý hơn cho cộng đồng.
3.2.3. Tỷ lệ rối loạn kết hợp các thành phần lipid máu hàng năm