Tương quan giữa LDL-c và Triglycerid theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 76 - 78)

Từ biểu đồ 3.12 ta thấy, giữa LDL-c và triglyceride có mối tương quan thuận với nhau, ở độ tuổi càng trẻ thì sự liên quan mạnh hơn ở các nhóm tuổi trung niên hay cao tuổi. Tuy nhiên, sự tương quan này vẫn là tương quan yếu (Bảng 3.16).

Bảng 3.16: Phương trình tương quan giữa LDL-c và triglyceride theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n Hệ số

Spearman’s P-value Phương trình R

2 Dưới 18 tuổi 673 0,30 p<0,0001 y = 2,488 + 0,247*TG 0,07 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,23 p<0,0001 y = 3,06 + 0,043*TG 0,017 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,15 p<0,0001 y = 3,29 + 0,009*TG 0,0003 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,06 p<0,0001 y = 3,556 – 0,035 *TG 0,004 Từ 51 – 60 tuổi 20976 0,03 p<0,0001 y = 3,814 – 0,059 *TG 0,008 Trên 60 tuổi 13571 0,08 p<0,0001 y = 3,602 – 0,007* TG 0,0001

Nồng độ LDL-c có mối tương quan yếu với nồng độ triglycerid, hệ số spearman’s có xu hướng giảm dần từ 0,3 – 0,03. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi khác nhau mức độ mạnh yếu cũng có sự khác nhau. Độ tuổi dưới 18 có sự tương quan mạnh nhất, nghĩa là nếu dư LDL-c thì thường kèm theo dư triglycerid và ngược lại. Cịn ở các nhóm tuổi lớn hơn thì sự liên quan giảm dần. Nhóm dưới 18 tuổi, dữ liệu phân bố tương đối đều ở các góc phần tư cho thấy, các đối tượng nghiên cứu có rối loạn LDL-c và triglycerid từ khi cịn nhỏ và tình trạng ngày càng gia tăng khi dữ liệu phân bố đậm dần và nhiều hơn ở các góc phần tư thứ 1, 2, 4 ở các độ tuổi lớn hơn.

3.4.8. Tương quan rối loạn giữa HDL-c và Triglycerid theo nhóm tuổi tuổi

Từ biểu đồ 3.13 và bảng 3.17 ta thấy, mối tương quan giữa nồng độ triglycerid với HDL-c theo nhóm tuổi là mối tương quan nghịch và mức độ trung bình (hệ số spearman’s âm từ -0,4 đến -0,5. Nghĩa là sự tăng triglycerid sẽ dẫn đến sự giảm HDL-c và ngược lại, giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt khơng đáng kể.

Vai trị của triglycerid đối với các bệnh lý tim mạch cũng đã được chứng minh là có liên quan [8]. Nồng độ triglyceride trong máu tăng cao sẽ dẫn đến sự giảm HDL-c và sự giảm nồng độ HDL-c trong máu sẽ dẫn đến thành mạch không được bảo vệ bởi sự lắng đọng các hạt LDL-c hay cholesterol dư thừa. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh xơ vữa mạch máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)