Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG VÀ

1.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tỷ lệ tử vong do các BKLN ngày càng gia tăng đang là vấn đề sức khỏe lớn của toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì năm 2008, tỷ lệ tử vong do các BKLN là 36 triệu ca [2], đến năm 2019 đã lên đến 41 triệu ca trên toàn cầu và đứng đầu trong số đó vẫn là các bệnh lý tim mạch [35]. RLLPM ngày càng gia tăng đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa, sắc tộc…Tỷ lệ RLLPM của châu Âu là cao nhất (53,7%), tiếp đó là châu Mỹ (47,7%), thấp nhất là khu vực Đông Nam Á (30,3%) [36]. Giữa các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ RLLPM, cao nhất thuộc về các nước như Ấn Độ 79,0% [37], Australia 63,2%, thấp nhất là các nước Indonesia 36,0%, Trung Quốc 37,4% [36], [38]... Sự khác nhau này ngoài phong tục tập quán, văn hóa, chủng tộc, vị trí địa lý khác nhau còn có thể do nhiều yếu tố khác tác động như việc định nghĩa mức rối loạn lipid máu ở các quốc gia là không giống nhau, phương pháp xét nghiệm lipid đã thực hiện, tình trạng sử dụng thuốc, nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, tình hình kinh tế xã hội khác nhau giữa các quốc gia…

Tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa các quốc gia đó là nồng độ lipid huyết thanh thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Đa số các nghiên cứu đều cho thấy, tỷ lệ RLLPM có xu hướng tăng theo độ tuổi và nữ giới nhiều hơn nam giới [37], [38], [39], [40], [41]. Nhưng ở các độ tuổi khác nhau thì tình trạng

RLLPM ở 2 giới cũng có sự khác nhau, có thể nam nhiều hơn hoặc nữ nhiều hơn. Ví dụ như người Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có tỷ lệ RLLPM ở nam giới thấp hơn nữ giới nhưng tỷ lệ có RLLPM giữa 2 quốc gia này có sự khác nhau rất lớn, ở Indonesia nam giới có rối loạn chiếm 33,1% so với nữ giới là 38,2%) [36], trong khi đó tỷ lệ này tại Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 78,7% ở nam và 80,4% ở nữ [41]. Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc, tỷ lệ RLLPM ở 2 giới là 34,4% ở nam và 37,6% ở nữ, trong đó nam giới có RLLPM cao nhất ở độ tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm 48,2% sau đó giảm dần, còn nữ giới có RLLPM tăng dần theo tuổi và cao nhất ở độ tuổi ngoài 60 với tỷ lệ 46,3% [38]. Tỷ lệ rối loạn của từng thành phần lipid ở 2 giới cũng không giống nhau. Tại Đài Loan, người từ 4 tuổi trở lên có nồng độ CT ở nam (6%) thấp hơn nữ (24,4%); nồng độ TG của nữ lại thấp hơn nam (13,4% so với 6,1%) ở độ tuổi thanh niên và trưởng thành (19 – 44 tuổi) nhưng tăng lên ở độ tuổi từ 45 tuổi (nam 12,3% và nữ 11,9%) [39]. Ngoài ra, cũng có một số ít quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nữ giới cao hơn nam như Băngladesh [42].

Về đặc điểm RLLPM, giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau, có thể tăng total cholesterol, tăng triglycerid, giảm HDL-c hoặc tăng LDL-c đơn thuần hoặc phối hợp. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, tình trạng giảm HDL-c là phổ biến, chiếm đến 73,2% đối tượng tham gia nghiên cứu [37]. Trong khi ở Trung Quốc, Băngladesh, các đối tượng tham gia nghiên cứu lại có tình trạng tăng triglycerid đơn thuần [38],[40], còn người trưởng thành Ethiopia lại lưu hành tình trạng tăng LDL-c là chủ yếu [43]. Sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, sắc tộc, phong tục tập quán của từng quốc gia khác nhau.

Các thói quen sinh hoạt của người dân như hút thuốc lá, uống bia rượu, tập thể dục, ăn kiêng, ngủ nghỉ… đều có ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thanh. Hút thuốc làm tăng nồng độ triglycerid và uống rượu làm giảm nồng độ HDL-c huyết thanh. Trong khi các bài tập thể dục như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu…có tác dụng ngược lại, làm giảm lượng triglycerid và tăng nồng độ HDL-c huyết thanh lên đáng kể [44]. Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên và người già thì duy trì thời lượng ngủ hợp lý cũng ảnh hưởng đến nồng độ

lipid huyết thanh. Thời lượng ngủ hợp lý là từ 6 -7 tiếng mỗi ngày, nếu ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn sẽ làm giảm nồng độ HDL-c trong máu, nghĩa là giảm tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa [45].

Mối liên quan giữa nồng độ lipid huyết thanh với nhiều bệnh lý cũng đã được quan sát. Phần lớn bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch, nội tiết, chuyển hóa như đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp, ĐTĐ tuýp 2, tăng huyết áp, béo phì, vẩy nến…có tỷ lệ RLLPM cao hoặc rất cao [46]. Rất có thể vì RLLPM là một trong các yếu tố nguy cơ chính và độc lập với nhóm các bệnh lý này. Ở bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, tỷ lệ RLLPM tăng ở mức trung bình, có thể do trong quá trình điều trị bệnh, việc uống thuốc hàng ngày làm ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thanh [47]. Lipid được chuyển hóa và dự trữ ở gan nên mức độ xơ gan thường có mối tương quan nghịch với nồng độ lipid huyết thanh [48]...và còn nhiều bệnh lý khác tác động đến nồng độ lipid máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn khánh hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)