tới
3.1.1. Khái quát môi trường kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc
3.1.1.1. Thuận lợi
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày một phát triển, tốc độ lan truyền thông tin là vô cùng nhanh chóng khiến cho các doanh nghiệp có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong cách gây ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
Trong khi đó, nhu cầu than trên thị trường trong nước vẫn là rất lớn. Lượng hóa nhu cầu thị trường than và nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện trong nước, trong giai đoạn 2018-2030, nhu cầu than cho các dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện đang triển khai trong nước dự kiến khoảng 60-62 triệu tấn/năm đối với than nhiệt bitum và á bitum, đó là chưa tính đến các dự án nhiệt điện chưa có chủ đầu tư và thời hạn hoàn thành.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tính đến năm 2020, ước tính tổng công suất nhiệt điện than vào khoảng 26.000 MW, chiếm gần 50% điện sản xuất; năm 2025 đạt 47.600 MW, chiếm 55%; năm 2030 đạt 55.300MW, chiếm 53,2%.
Dựa trên nhu cầu than cho sản xuất điện của Việt Nam trong giai đoạn này, ngoài nhu cầu than nhiệt như trên, thì nhu cầu than anthracite cho 24 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động của EVN, PVN và TKV đã lên tới trên 35 triệu tấn/năm, đó là chưa nói đến 4-5 dự án nhà máy nhiệt điện của các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước chuẩn bị đi vào hoạt động. Đây vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức đối với ngành than trong việc đảm bảo đủ lượng than cung ứng từ nguồn khai thác và nhập khẩu.
Rất nhiều công ty thuộc Tổng công ty Đông Bắc nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục hoàn thiện các kết cấu hạ tầng hệ thống đường cao tốc cũng như hệ thống cảng biển… Đây cũng là một trong những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh kết nối vùng và
quốc tế, trong đó tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp ngành Than. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính với tinh thần nhanh nhất phục vụ các doanh nghiệp, và trên tình thần cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó khăn, tỉnh khó khăn, doanh nghiệp thành công thì tỉnh thành công.
Hơn nữa, với lợi thế từ khi gia nhập WTO – vận hội mới với những cơ hội mới nhưng cũng đầy thách thức. Đây là dịp để Tổng công ty có thêm những đối tác nước ngoài muốn được sử dụng sản phẩm mà Tổng công ty đem lại. Các Công ty có khả năng tiếp cận với thế giới, nâng cao tầm hiểu biết về các nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thiện hơn khả năng của doanh nghiệp.
3.1.1.2. Khó khăn
Kinh tế nước ta vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, khiến cho mọi doanh nghiệp đều không muốn có những động thái quá gay gắt dẫn đến rủi ro xấu nhất cho doanh nghiệp nên họ ngại đầu tư và có tâm lý cầm chừng. Chính điều đó, vô hình chung đã biến thành áp lực cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khiến cho kinh tế càng thêm bế tắc.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ dịch chuyển dần từ nâu sang xanh, khuyến khích phát triển các ngành du lịch, dịch vụ giảm tỷ trọng của các ngành công nghiệp trong đó có ngành than như không cấp phép mới cho các mỏ khai thác lộ thiên, cấm các phương tiện vận chuyển than đi qua Quốc lộ 18A, quy hoạch lại các bến cảng rót than, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến than ngày càng cao...
Ngoài ra, chí phí công nhân, chi phí mua ngoài ngày càng tăng cao, hay như vấn đề lạm phát, lãi suất đi vay quá cao khiến cho Tổng công ty không thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cung cấp thêm các trang thiết bị hiện đại hay như thuê nhân công có trình độ cao với giá thấp…
Bên cạnh đó giá thành sản xuất than ngày càng cao do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn như (hệ số bóc đất đá tăng, mỏ vỉa và đường lò xuống sâu, đại chất phức tạp thay đổi liên tục...) nhưng giá than thì chịu sự điều tiết của nhà nước
nên đòi hỏi ngành than nói chung cũng như Tổng công ty Đông Bắc nói riền cần có những giải pháp căn cơ lâu dài để tiết kiệm hơn nữa những chi phí không hợp lý để hạ giá thành sản xuất.
3.1.2. Định hướng phát triển vốn và vốn lưu động của Tổng công ty Đông Bắc
Dựa vào tình hình môi trường kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc ta có thể nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn mà Tổng công ty phải đối mặt. Trong những định hướng phát triển của Tổng công ty trong tương lai thì vấn đề về vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Trong năm 2018 Tổng công ty Đông Bắc duy trì phát triển ở mức thấp nhưng vẫn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty vẫn ở mức ổn định. Nhưng với tình hình khó khăn của ngành than còn kéo dài Tổng công ty cần đưa ra những định hướng phát triển vốn lưu động tốt hơn.
Tổng công ty luôn chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng nhất giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, tránh tình trạng gia tăng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu về vốn tăng quá cao. Tiếp tục nâng cao doanh thu, đảm bảo lợi ích của chủ sử hữu, giữ vững thị phần trên thị trường. Tổng công ty cũng có những chính sách cung cấp các sản phẩm một cách hợp lý, không để tình trạng cho vay một cách đại trà, giảm nhu cầu chiếm dụng vốn của Tổng công ty khiến cho khả năng luân chuyển vốn được nâng cao hơn.
Trong tương lại, Tổng công ty cần định hướng cho mình cách thức để huy động vốn lưu động, giúp cho Tổng công ty có được nguồn lực dồi dào hơn. Vốn lưu động có thể được huy động từ nguồn vốn đi vay, vốn chủ sở hữu hay nguồn lợi nhuận để lại. Để xác định được điều này, Tổng công ty cần xác định nhu cầu sử dụng vốn để có thể đưa ra những cách thức quản trị hợp lý nhất.
Ngoài ra, Tổng công ty có thể tận dụng thế mạnh về sáng tạo và sự hiểu biết của mình về thị trường trong nước để huy động lượng vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây có thể là những nhà đối tác lớn trên thế giới muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam hay là những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực này để tìm được cơ hội cho riêng mình.
Tổng công ty cần có những chính sách đầu tư nhiều hơn vào các tài sản tài chính ngắn hạn khác với khả năng sinh lời lớn để quay vòng lượng vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tổng công ty phải phát huy khả năng sinh lời cho vốn lưu động thì mới có thể tồn tại lâu dài được.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng nên có những chính sách quản lý tín dụng khách hàng một cách hiệu quả để tránh tình trạng tồn tại các khoản phải thu khách hàng quá lâu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.