3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Tổng
3.2.3.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn
Trong một nền kinh tế đang ngày càng có sự cạnh trạnh mạnh mẽ từ các đối thủ, các doanh nghiệp đua nhau tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho bản thân nhằm đẩy mạnh doanh thu. Và một trong số các biện pháp hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là hình thành chính sách tín dụng, chính sách bán chịu với mục đích nâng cao sức mua của khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này đem lại những mặt hạn chế, đó là gia tăng các khoản phải thu và chi phí cho việc thu nợ của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng của Tổng công ty Đông Bắc được cấp thông qua kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ với khách hàng, do đó quy mô của khoản mục phải thu khách hàng đang ở mức cao. Do đó, việc đưa ra một chính sách tín dụng cụ thể là rất cần thiết. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là khả năng tài chính và uy tín của khách hàng.
Trước hết, doanh nghiệp cần có những phân tích năng lực tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho khách hàng đó không. Hiện nay Tổng công ty mới chỉ xem xét trên góc độ trực quan chứ chưa có biện pháp nào cụ thể. Do đó, Tổng công ty cần đưa ra một bộ máy chuyên biệt để thẩm định mức độ an toàn trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp như nếu khách hành có năng lực tài chính chưa tốt thì Tổng công ty có thể cấp tín dụng nếu khách hàng cung cấp được bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đối với khoản cấp tín dụng đó hoặc Tổng
công ty áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán với việc trả tiền trước cho từng lô hàng cụ thể...
Ngoài ra, dựa vào những lí thuyết đã được nêu ở Chương 1 và phần phân tích tín dụng thông qua bảng 1.1 để doanh nghiệp có được những chứng cứ cụ thể nhất trước khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Tổng công ty Đông Bắc cần có những biện pháp xác định quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để tránh tình trạng dự trữ thiếu hoặc thừa gây ảnh hưởng đến vốn lưu động đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp. Để ước tính chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi, Tổng công ty có thể dựa vào phương pháp:
Phương pháp 1: Ước tính nợ khó đòi dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh
Chi phí nợ khó đòi = Số dư nợ cuối kỳ phải thu khách hàng x Tỷ lệ nợ khó đòi
Phương pháp 2: Ứớc tính nợ khó đòi dựa vào bảng cân đối kế toán
Chi phí nợ khó đòi = Số dư cuối kỳ phải thu khách hàng x Tỷ lệ nợ khó đòi Trong công tác thu hồi nợ, công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để có thể biết được khoản nợ nào sắp đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả nợ. Sau khi đã lập bảng theo dõi các khoản phải thu, Tổng công ty cần theo dõi các khoản nợ này:
- Đối với những khoản nợ sắp đến hạn: Tổng công ty cần sẵn sàng các bản ký kết, hợp đồng hợp pháp, hợp lệ để tiến hành thu hồi nợ.
- Đối với những khoản nợ quá hạn: Tổng công ty cần có những biện pháp hợp lý để nhanh chóng thu hồi nợ. Cụ thể có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: khi nợ quá hạn mới phát sinh, Tổng công ty cần áp dụng các biện pháp mềm mỏng, đề nghị được thu hồi nợ theo hợp đồng…
+ Giai đoạn sau: áp dụng biện pháp cứng rắn hơn, trực tiếp cử người kiểm soát khả năng trả nợ cũng như yêu cầu trả nợ, mang tính pháp lý…
Trong quản lý nội bộ Tổng công ty cần tăng cường việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn để tránh tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả và sai quy định của pháp luật.