Quản lý dự trữ, tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 32 - 34)

Hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các khoản mục của vốn lưu động. Bởi vậy, tích trữ hàng tồn kho một mặt giúp cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được liên tục nhưng đồng thời nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn trong vốn lưu động cũng làm giảm khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý hàng tồn kho, phương pháp thường được sử dụng là mô hình EOQ

Mô hình EOQ hay mô hình đặt hàng kinh tế là mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí là thấp nhất.

Các giả định của mô hình:

- Nhu cầu về hàng tồn kho là ổn định

- Không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ - Thời gian từ khi đặt hàng đến khi chấp nhận hàng là không đổi - Chỉ có duy nhất hai loại chi phí: chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ

- Không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn

Trong mô hình EOQ

- Chi phí đặt hàng (Ordering cost) : (18)

Chi phí đặt hàng = S

x O Q

- Chi phí dự trữ hàng tồn kho (Carrying cost) (19)

Chi phí dự trữ = Q x C 2

Trong đó:

S: Lượng hàng cần đặt trong năm O: Chi phí một lần đặt hàng Q/2: Mức dự trữ kho trung bình

C: Chi phí dự trữ kho trên một đơn vị hàng tồn kho trong năm

=> Tổng chi phí: (20) Tổng chi phí = S x O + Q x C Q 2

Tổng chi phí là một hàm của Q. Để tổng chi phí nhỏ nhất thì lượng đặt hàng tối ưu hay mức dự trữ kho tối ưu là:

(21)

Thời gian dự trữ tối ưu: (22)

T* = Q* S/365

Điểm đặt hàng (Số lượng hàng còn lại trong kho khi bắt đầu đặt hàng): (23) OP = Thời gian chờ hàng đặt x S + Qan toàn

365 (*) nếu không có dự trữ an toàn thì Qan toàn = 0

Q* =

2 x S x O C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)