Để phân tích cho cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp ta sẽ phân tích các thành phần cấu thành nên tài sản ngắn và từ bảng cân đối kế toán của công ty, ta có sơ đồ sau:
Hình 2-4: Cơ cấu vốn lƣu động tại cuối năm 2016 của Tổng công ty Đông Bắc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 2-5: Cơ cấu vốn lƣu động tại cuối năm 2017 của Tổng công ty Đông Bắc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 0,47% 0,22% 38,26% 54,91% 6,14% CN 2016
I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1,39% 0,28% 42,54% 48,35% 7,44% CN 2017
I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
Hình 2-6: Cơ cấu vốn lƣu động tại cuối năm 2018 của Tổng công ty Đông Bắc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhìn vào biểu đồ nêu trên ta có thể thấy được tình hình vốn lưu động của Tổng công ty như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm trên dưới 1% tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn trong cả giai đoạn 2016-2018 (lần lượt là 0,47%; 1,39%; 1,41%). Điều này cho thấy tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của Tổng Công ty là khá thấp. Tuy nhiên do tổng tài sản của công ty là rất lớn nên số tiền tuyệt đối vẫn đủ để thanh toán khi cần thiết. Đây là tỷ lệ phù hợp với tình hình kinh tế lạm phát tăng cao, việc nắm giữ tiền mặt có thể khiến tiền bị mất giá, khả năng sinh lời kém, mặc dù tiền có tính thanh khoản cao nhưng tính về lâu dài thì tỷ trọng này thấp là hợp lý.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không được Tổng công ty chú trọng nhiều, tỷ trọng chiếm chưa tới 1% trong giai đoạn 2016-2018 (lần lượt là 0,22%; 0,28% và 0,33%). Do Tổng công ty nằm trong ngành nghề sản xuất kinh doanh than nên việc đầu tư tài chính ngắn hạn không đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Cuối năm 2016, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng tài sản ngắn hạn với tỷ lệ 38,26% nhưng tăng dần lên và chiếm tỷ trọng cao nhất vào cuối năm 2018, tỷ trọng này đã tăng lên 44,69%. Khoản mục này tăng lên
1,41% 0,33% 44,69% 44,67%
8,9%
CN 2018
I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
cho thấy Tổng công ty đang có những biện pháp chưa hiệu quả trong việc thu hồi công nợ khiến cho quy mô và tỷ trọng các khoản phải thu đang ở mức cao. Vì vậy, Tổng công ty cần thực hiện các phương án như khi ký kết hợp đồng với khách hàng yêu cầu phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng người mua khi thanh toán tiền sau khi mua hàng, áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán đối với người mua khi trả tiền trước, thắt chặt tín dụng nhằm giảm bớt các khoản phải thu và những rủi ro có thể gặp phải khi khách hàng không thanh toán, tăng cường quản lý nội bộ…
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng gần như lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Cuối năm 2016 chiếm tỷ trọng khoảng 54,91% và cuối năm 2017 thì tỷ lệ này có chiều hướng giảm xuống đạt tỷ trọng 48,35%. Cuối năm 2018, tỷ lệ này còn 44,67%. Việc dự trữ hàng tồn kho nhiều làm tăng các chi phí: chi phí vận chuyển, bảo quản. Nguyên nhân của tỷ trọng hàng tồn kho nhiều là do đặc thù của ngành than là đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia và sản lượng khai thác phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mùa khô thì sản lượng khai thác cao và mùa mưa thì ngược lại, bên cạnh đó công tác tiêu thụ than của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn đó cũng là khó khăn chung của toàn ngành do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn (hệ số bóc đất ngày càng cao, mỏ vỉa ngày càng xuống sâu, địa chất phức tạp thay đổi liên tục....), thuế phí ngày càng tăng, giá của nguyên nhiên vật liệu đầu vào ngày càng tăng lên... dẫn đến giá thành sản xuất than cao trong khí giá bán chưa tăng ngay được do sự điều tiết vĩ mô của chính phủ, tuy nhiên tình hình này đã được cải thiện dần qua từng năm khi tỷ lệ hàng tồn kho ngày càng giảm xuống. Đây là một điều đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, cho thấy hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn trong các năm gần đây.
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ, cuối năm 2016 tỷ lệ này chiếm 6,14% trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp, cuối năm 2017 chiếm tỷ trong cao hơn và đạt mức 7,44%, cuối năm 2018 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên, chiếm 8,90%. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa có chính sách quản lý chặt chẽ hơn các tài sản ngắn hạn khác nên vẫn làm tăng lượng vốn bị tồn đọng cho hoạt động này.
Như vậy, qua phân tích về cơ cấu vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc, ta có thể nhận thấy công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty đang có nhiều hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hợp lý và cần được quan tâm cải thiện hơn nữa như hàng tồn kho, các khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, gây giảm khả năng thanh toán làm chậm vòng quay vốn. Để đạt được hiệu quả tối đa từ sử dụng vốn lưu động, Tổng công ty Đông Bắc cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế này, đồng thời theo dõi chặt chẽ và đánh giá thường xuyên các bộ phận cấu thành nên vốn lưu động.