Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 25 - 28)

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền. Trong đó, những khoản mục quan trọng nhất phải kể đến là tiền mặt và các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Những lý do chính khiến cho doanh nghiệp phải tích trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định bên cạnh việc đầu tư vào các tài sản sinh lời khác.

Đó là thực hiện mục đích giao dịch (động cơ kinh doanh), phục vụ nhu cầu chi tiêu bất thường (động cơ phòng ngừa), thực hiện mục đích đầu cơ và những nhu cầu khác.

a. Quản lý mức dự trữ tiền mặt

- Xác định mức tiền mặt hợp lý

(3)

- Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu

Dù đem lại một số lợi ích nhất định cho doanh nghiệp nhưng mặt khác, việc dự trữ quá nhiều tiền mặt có thể gây ta tình trạng tồn đọng một lượng vốn lớn do tiền không được đầu tư vào các tài sản khác sinh lời. Bởi vậy, song song với việc giữ tiền mặt, doanh nghiệp có thế chuyển sang nắm giữ các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao trên thị trường tiền tệ để hưởng lãi. Khi có nhu cầu về tiền, doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch bán các chứng khoán này và ngược lại khi dư thừa tiền mặt sẽ mua vào.

Do việc giữ tiền có thể mang lại những lợi ích cũng như chi phí như đã đề cập, việc xác định một mức dự trữ tiền mặt tối ưu là hết sức cần thiết. Mức dự trữ tiền mặt tối ưu là mức tiền mặt tối thiểu mà doanh nghiệp cần nắm giữ tối đa hóa lợi ích đạt được từ việc giữ tiền.

Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu = Mức chi tiêu vốn tiền mặt bình quân 1 ngày trong kỳ x Mức dự trữ tồn quỹ hợp lý

Để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu, chúng ta có thể vào mô hình Baumol. Mô hình này xác định mức dự trữ tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất.

Tổng chi phí (TC) = Chi phí giao dịch (TrC) + Chi phí cơ hội (OC) (4) Chi phí giao dịch (TrC):

(5)

Trong đó, T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm C: Quy mô một lần bán chứng khoán

T/C: Số lần doanh nghiệp bán chứng khoán khả thị để bù đắp tiền mặt đã chi tiêu F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán

Chi phí cơ hội (OC):

(6)

Trong đó, OC: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong một năm

C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình K: Lãi suất đầu tư chứng khoán/ năm => Tổng chi phí (TC):

(7)

Mức dự trữ tiền tối ưu (C*)

(8) C* =

2 x T x F K

- Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt

TrC = T x F C OC = C x K 2 TC = TrC + OC = T x F + C x K C 2

Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh thu, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên.

+ Nguồn nhập ngân quỹ thường gồm các khoản thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến…

+ Nguồn xuất ngân quỹ gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, trả nợ vay, trả nợ cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác…

Trên cơ sở so sánh nguồn nhập và nguồn xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ.

Các biện pháp quản lý:

+ Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt đều phải thực hiện qua quỹ + Phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt + Xây dựng quy chế thu, chi quỹ tiền mặt

+ Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần quy định đối tượng, thời gian và mức tạm ứng… để quản lý chặt chẽ, tránh việc lợi dụng quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vào mục đích các nhân.

b. Quản lý quá trình thanh toán

Quá trình thanh toán vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm quá trình thu tiền và chi tiền. Việc quản lý quá trình thanh toán nên được diễn ra theo nguyên tắc: rút ngắn thời gian thu tiền và kéo dài thời gian chi tiền.

Để lựa chọn được phương thức thu (chi) tiền tối ưu, doanh nghiệp nên so sánh lợi ích gia tăng và chi phí gia tăng giữa các phương án

Lợi ích gia tăng (∆B)và chi phí gia tăng (∆C) được tính như sau:

∆C= (C2 – C1) x (1-T) (10) Trong đó:

∆t: số ngày thu tiền rút ngắn được (hoặc kéo dài được) TS: quy mô chuyển tiền/ngày

I: lãi suất đầu tư/ ngày

T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp C1: chi phí chuyển tiền của phương án 1 C2 : chi phí chuyển tiền của phương án 2

Quyết định được đưa ra sẽ là:

∆B > ∆C, doanh nghiệp nên chọn phương án 2 ∆B < ∆C, doanh nghiệp nên chọn phương án 1 ∆B = ∆C, doanh nghệp có thể tùy ý lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)