Quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 28 - 32)

Theo dõi và thực hiện việc thu nợ, chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngày càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đến các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:

+ Quy mô sản xuất – hàng hóa bán chịu cho khách hàng + Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp + Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng.

+ Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp - Đặc điểm cơ bản và khoản mục phải thu khách hàng: khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói, hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát.

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì mất cơ hội bán hàng, từ đó mất đi lợi nhuận. Nhưng nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi nợ được cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách thương mại: Nguyên tắc cơ bản đó là:

+ Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng, doanh nghiệp nên cấp tín dụng. + Lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng, doanh nghiệp nên thắt chặt tín dụng

+ Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không.

Khi xây dựng chính sách bán chịu cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần được đánh giá trên các tiêu thức sau:

+ Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ.

+ Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu + Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận - Phân tích tín dụng:

+ Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng: đánh giá uy tín của khách hàng qua một số tiêu thức về năng lực trả nợ, quy mô vốn kinh doanh, khả năng phát triển,…

Sau khi xây dựng tiêu chuẩn tín dụng, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng tín dụng của từng khách hàng dựa trên thông tin từ các nguồn khác nhau như báo cáo

tài chính, báo cáo tín dụng, ngân hàng và các tổ chức thương mại, kinh nghiệm của doanh nghiệp…Trong trường hợp cân nhắc lựa chọn giữa nhiều khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng trên cơ sở các tiêu chuẩn đã xây dựng kèm theo trọng số. Sau đó, doanh nghiệp sẽ xếp hạng khách hàng và có thể phân loại theo từng mức độ rủi ro để dễ dàng quản lý cũng như đưa ra quyết định.

+ Phân tích lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại: đây là phương pháp xác định thông qua chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, với ba mô hình đưa ra quyết định cần được xem xét:

Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: cấp tín dụng Mô hình cơ bản:

NPV = (CFt / k) – CF0 (11)

CF0 = VC x S x (ACP/365) (12)

CFt = [S x (1- VC) – S x BD – CD] x (1–T ) Trong đó:

VC: tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S : doanh thu dự kiến mỗi kỳ

ACP: thời gian thu tiền trung bình BD: tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu

CD: chi phí tăng thêm của bộ phận tín dụng T: thuế suất thuế TNDN

Sau khi tính toán chỉ tiêu NPV, doanh nghiệp đưa ra quyết định: NPV > 0 : cấp tín dụng

NPV < 0: không cấp tín dụng NPV = 0: bàng quan

Quyết định 1: Xem xét hai phƣơng án: cấp tín dụng và không cấp tín dụng

- Phương án bán trả ngay (không cấp tín dụng) :

NPV0 = P0Q0 – AC0Q0 (13)

- Phương án bán trả chậm (cấp tín dụng)

NPV1 = P1Q1h/ (1 + R) – AC1Q1 (14) =>Đưa ra quyết định trên cơ sở:

NPV0> NPV1 : Không cấp tín dụng

NPV0< NPV1: cấp tín dụng NPV0 = NPV1: bàng quan

Quyết định 2: Kết hợp sử dụng thông tin rủi ro

- Phương án không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng:

NPV1 = P1Q1h/ (1+R) – AC1Q1 - Phương pháp sử dụng thông tin rủi ro (15)

Bảng 1-1: Quyết định khi xem xét hai phƣơng án và quyết định khi kết hợp thông tin rủi ro

Quyết định Quyết định 1 Quyết định 2

Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Sử dụng thông tin rủi

ro tín dụng Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1>Q2) Q1 Q1h Giá bán (P) P0 P1 (P1>P2) P1 P1 Chi phí SX bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1>AC2) AC1 AC1

Chi phí thông tin rủi ro - - H 100%

Xác suất thanh toán 100% h (h<100%) - -

Thời hạn nợ 0 T T T

NPV2 = P1Q1h/ (1+R) – AC1Q1h – C =>Đưa ra quyết định trên cơ sở: (16) NPV2> NPV1 : sử dụng thông tin rủi ro tín dụng

NPV2< NPV1: không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng NPV2 = NPV1: bàng quan

- Theo dõi thời gian thu tiền trung bình (ACP): (17)

Thời gian thu tiền trung tiền trung bình =

Phải thu khách hàng x365 Doanh thu thuần

Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu tiền trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, đây lại là một chi tiêu tổng quát chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi về quy mô doanh thu và quy mô khoản phải thu, đồng thời có xu hướng ẩn đi những thay đổi cá biệt trong khách hàng nên không đạt được nhiều hiệu quả trong việc quản lý thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại tổng công ty đông bắc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)