1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn nhiều nhân tố chủ quan khác mà chính doanh nghiệp cần kịp thời điều chỉnh. Có thể kể đến như:
- Việc xác định cơ cấu và nhu cầu sử dụng vốn lưu động: Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu sử dụng vốn không chính xác sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu xác định nhu cầu quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác khả năng tiềm tàng trong việc đưa ra các biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động. Ngược lại, với việc đưa ra nhu cầu vốn lưu động quá nhỏ có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thiếu vốn, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp, như giảm khả năng sản xuất, khả năng thanh toán và khả năng thực hiện hợp đồng theo đúng hạn.
- Công tác quản lý vốn lưu động: là công việc giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt nhất định để vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa tránh tình trạng thiếu tiền tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt. Ngoài ra, quản lý tiền mặt tốt giúp doanh nghiệp có được một lượng tiền dự trữ hợp lý giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và không gây dư thừa, ứ đọng vốn. - Cơ cấu vốn lưu động: là nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi doanh nghiệp nắm được thành phần cấu thành lên vốn lưu động có thể dễ dàng đưa ra các chính sách hợp lý trong việc đầu tư, hạn chế rủi ro.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC