Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 50 - 53)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Gia Lai

2.2.1. Tình hình phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Gia Lai

Nhìn chung, Gia Lai là một tỉnh nghèo (GRDP bình quân đầu người tỉnh Gia Lai năm 2016 ước đạt 38.2 triệu đồng, chi ngân sách lớn gấp đôi thu ngân sách, chỉ số PCI thấp, năm 2015 xếp vị trí 47 tồn quốc), hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết, khí hậu (giai đoạn 2015 – 2016 cũng là năm tình hình sản xuất nơng nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn do khơ hạn và thiếu nước diễn ra gay gắn, làm diện tích và năng suất nhiều loại cây trồng giảm. Theo thống kê, có 30.556 ha cây trồng bị hạn, tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp khoảng 841 tỷ đồng) nên hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ chủ yếu tập trung phát triển ở các sản phẩm truyền thống như: huy động vốn dân cư và tín dụng bán lẻ. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội chưa phát triển, điều đó một mặt gây khó khăn cho việc mở rộng phát triển dịch vụ NHBL, mặt khác đây là môi trường tiềm năng, mức độ cạnh tranh của các NHTM ngày càng gay gắt khi số lượng ngân hàng ngày càng tăng lên, chưa kể đến việc cạnh tranh nội bộ các chi nhánh BIDV trên cùng địa bàn cũng rất gay gắt. Điều này chi phối hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó có BIDV Gia Lai, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, hàng hóa đã được tiêu thụ trở lại, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nhà nước quan tâm hơn đến

vấn đề lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đi vay để hoạt động đẩy mạnh sản xuất trở lại. Tuy nhiên, nhận thấy việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn và rủi ro cũng rất cao nên BIDV nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng từ chỗ là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu, có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đầu tư, phát triển, cho vay đối với các doanh nghiệp lớn (tín dụng bán buôn) đã dần dần quan tâm, tập trung nguồn lự cho việc phát triển hoạt động cho vay bán lẻ, tuy quy mơ món vay khơng lớn bằng tín dụng bán bn nhưng mức độ an tồn thì khá cao. Chi nhánh Gia Lai đã từng bước bắt tay xây dựng cho mình hình ảnh là một ngân hàng vượt trội về hoạt động bán lẻ song song với thế mạnh bán buôn, và phấn đấu trở thành chi nhánh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu hệ thống và trên địa bàn.

Biểu đồ 2.1 Mạng lưới các phòng giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai năm 2016)

Với đặc thù của hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn (Agribank) hiện có một mạng lưới rộng khắp đến từng xã phường trên toàn tỉnh (Phụ lục 2.5), chiếm 29% số lượng phòng giao dịch trên địa bàn, tạo cơ hội phát triển hoạt

29% 8% 7% 9% 15% 7% 4% 4% 17% AGRIBANK BIDV GIA LAI BIDV NAM GIA LAI VIETCOMBANK VIETINBANK BIDV PHỐ NÚI SACOMBANK LIENVIETPOSTBANK CÁC NGÂN HÀNG KHÁC

động huy động vốn cũng như tín dụng cá nhân đến gần hơn với khách hàng ở các vùng xa xôi.

Mạng lưới phòng giao dịch của BIDV Gia Lai chỉ chiếm 8% chưa đủ để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong tỉnh do địa bàn hoạt động của chi nhánh cịn hạn chế, ngồi địa bàn thành phố Pleiku với đến 01 trụ sở và 04 phịng giao dịch, chỉ có 01 PGD ở địa bàn thị xã An Khê. Vì vậy, với số lượng PGD ở huyện q ít cũng rất khó để có cơ hội phát triển huy động vốn cũng như tín dụng. Các PGD của các ngân hàng chủ yếu tập trung ở Pleiku, làm cho thị phần ở thành phố rất khó cạnh tranh, sự tranh giành giữa các NHTM, bên cạnh đó việc cạnh tranh nội bộ cũng rất gay gắt, khi ở Gia Lai có đến 3 chi nhánh BIDV cùng hoạt động, nên việc cho vay chồng chéo là khó tránh khỏi. Vì vậy, việc mở rộng PGD ở các huyện là điều tất yếu.

Hiện tại, BIDV Gia Lai đang trong quá trình khảo sát xúc tiến về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để có thể mở rộng thị phần ở huyện Đak Đoa, cách trung tâm Pleiku 15 km trong thời gian sớm nhất. Đây sẽ là PGD thứ 6 của BIDV Gia Lai. Năm 2016 ,tất cả các PGD của BIDV Gia Lai đều được xếp hạng 01 theo quy định xếp hạng nội bộ các phòng giao dịch của BIDV. Đối với cấp Chi nhánh, BIDV Gia Lai được xét là 1 trong 21 chi nhánh chủ lực trong toàn hệ thống BIDV giai đoạn 2014- 2016.

Mặc dù tình hình nền kinh tế đã được chuyển biến tích cực, khơi phục dần nhưng vẫn rất khó khăn đối với việc phát triển cho vay vì người dân Việt Nam có đức tính tiết kiệm từ xa xưa, trong những nhu cầu tiêu dùng không cần thiết hoặc xa xỉ người dân sẽ không vay để mua, họ sẽ tiết kiệm từ từ, khơng giống như người nước ngồi, họ có thể chưa có đủ tiền để mua nhưng vẫn chấp nhận vay để mua và trả tiền từ từ bằng cách cân đối thu chi, nên việc mở rộng lối suy nghĩ cũng như kích tích tiêu dùng của người dân Việt Nam rất khó. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước với những gói vay ưu đãi hỗ trợ mua nhà, mua ơ tơ thì việc người dân cũng bắt đầu tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng tăng lên, ngân hàng giúp họ tính tốn khoản vay của mình sẽ phải trả trong bao nhiêu năm, hàng tháng sẽ phải trả bao nhiêu

gốc và lãi, họ sẽ cân đối với thu nhập của mình để vay sao cho vừa có khả năng chi trả mà nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống vẫn được đảm bảo.

Nắm bắt được xu thế đó, tuy tỷ trọng dư nợ tín dụng bán bn của chi nhánh cịn cao và đóng góp lớn vào kết quả chung của chi nhánh, chi nhánh Gia Lai bắt đầu chuyển hướng tập trung vào hoạt động TDCN, các khoản TDCN thường có giá trị thấp, an tồn, rất ít rủi ro và dễ thu nợ nên chi nhánh Gia Lai đặc biệt chú trọng mở rộng phát triển trong các năm qua. Bên cạnh đó, các ngân hàng trên địa bàn cũng nhận thấy phát triển hoạt động TDCN rất tiềm năng, an toàn và ổn định nên đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục, chăm sóc khách hàng,…để thu hút khách hàng, cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhu cầu vốn để sử dụng cho mục đích tiêu dùng trên địa bàn hiện nay rất lớn, chi nhánh đã mở rộng cho vay đến nhiều đối tượng khách hàng. Cùng với sự gia tăng về số lượng khánh hàng, dư nợ cho vay bình quân trên mỗi khách hàng cũng có sự tăng lên qua các năm. Từ đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại chi nhánh tương đối cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định

2.2.2. Tổ chức hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Gia Lai

2.2.2.1. Mơ hình tổ chức:

Hoạt động tín dụng cá nhân được tổ chức thực hiện tại các phòng ban như sau:

(Theo mơ hình tổ chức của BIDV Gia Lai đính kèm)

+ Phịng Khách hàng cá nhân, Bộ phận Quản lý khách hàng cá nhân tại Phòng giao dịch

+ Phịng Quản trị tín dụng + Phịng Giao dịch khách hàng + Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ + Phòng Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)