Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 100)

2.2.2.2 .Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tồn ngành ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TDCN nói riêng.

Thứ nhất, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động

ngân hàng nói chung và hoạt động TDCN nói riêng sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động TDCN phát triển. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của TDCN, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với TDCN, tạo ra hành lang pháp lý thơng thống và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát

triển hoạt động của mình thơng qua các biện pháp như tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh… thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo cho các NHTM nhằm phổ biến cho ngân hàng những chính sách, chủ trương mới của Ngân hàng Nhà nước để từ đó các NHTM có thể áp dụng vào trong hoạt động của mình.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành liên quan đến hoạt động TDCN

để từ đó ban hành các chính sách, các Thơng tư liên bộ, tạo điều kiện pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động TDCN phát triển. Các bộ ngành cần cải tiến thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các tổ chức cho vay trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong quan hệ cho vay với ngân hàng. Thực thi có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng.

Thứ tư, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) để thường xuyên yêu cầu các TCTD báo cáo, cập nhập kịp thời thơng tin, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng. Đảm bảo khi khách

hàng có vấn đề với bất kỳ một TCTD nào thì các TCTD khác đều nhận biết được. Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thơng tin tín dụng giữa các TCTD.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản

lý những công cụ tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, từ đó tạo điều kiện cho các NHTM nhanh chóng thích nghi và thay đổi chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ sáu, NHNN nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề khóa học

nâng cao nghiệp vụ cho các NHTM để các ngân hàng giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng cường hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)