Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 46 - 50)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách chi nhánh, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm sốt tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh ln có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu

KHKD đối với Chi nhánh chủ lực, cụ thể:

Tình hình kinh doanh các lĩnh vực chính

+ Về huy động vốn:

Căn cứ vào bảng số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai từ năm 2014-2016 (Phụ lục 2.2), ta thấy huy động vốn cuối kỳ đều tăng qua các năm. Năm 2015, đạt 4.515 tỷ đồng, tăng 623 tỷ đồng tương đương 16% so với năm 2014. Năm 2016, đạt 4.547 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng tương đương 1% so với năm 2014. Về huy động vốn bình quân, năm 2015 tăng 913 tỷ đồng tương đương 25% so với năm 2014, nhưng năm 2016 so với năm 2015 lại giảm 137 tỷ đồng, đạt 97% so với năm 2015. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh vừa trải qua sự chia tách cần có thời gian để ổn định, phát triển thị phần của mình, một mặt khác, sự phát triển của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng mạnh là rất khó. So với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Gia Lai tính đến 31/12/2016 chiếm 16% ( xếp thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm gần 28%).

+ Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Gia Lai ln thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng BIDV Việt Nam, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng tốt. Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mơ hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV Gia Lai từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế, tập trung hơn cho hoạt động bán lẻ. Dư nợ cho vay của BIDV Gia Lai tăng mạnh qua các năm từ 2014 – 2016. Tuy nhiên, do đặc thù là Chi nhánh có quy mơ nền khách hàng doanh nghiệp truyền thống với quy mô ngày càng mở rộng, tỷ trọng tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tập trung vào các Cơng ty của Khối Hồng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Tổng cơng ty Sơng Đà. Ngồi ra

Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng ,thương mại nhưng hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, chi nhánh cũng có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa ổn định, quy mô dư nợ bán buôn lớn tiềm ẩn rủi ro cao đối với chi nhánh, đặc biệt đối với dư nợ nhóm Khách hàng Hoàng Anh Gia Lai chiếm đến gần 50% tổng dư nợ chi nhánh và đang trong quá trình tái cơ cấu, đồng thời trước xu thế chung chuyển dịch tập trung hoạt động bán lẻ của toàn ngành ngân hàng và thị trường, lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chuyển đổi mơ hình ngân hàng, chiến lược kinh doanh từ chuyên bán buôn sang bán lẻ. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Gia Lai nói riêng trong tương lai.

Hoạt động cho vay của BIDV Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2014 - 2016. Doanh số cho vay, thu nợ hàng năm tăng hàng ngàn tỷ đồng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh đứng thứ 2 địa bàn về thị phần tín dụng chiếm 17% (sau Ngân hàng Agribank chiếm 20%).

- Tổng dư nợ cho vay năm 2015 đạt 9.353 tỷ đồng, tăng 2.798 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43% so với năm 2014. Đến năm 2016 đã đạt quy mô dư nợ 11.379 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 2.026 tỷ đồng tương đương 22%. Trong đó, dư nợ bán lẻ năm 2015 tăng 378 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 30% so với năm 2014. Năm 2016, tăng 508 tỷ đồng tương đương 31% so với năm 2015.

- Dư nợ bình quân năm 2015 đạt 7.934 tỷ đồng, tăng 2.441 tỷ đồng tương đương 44% so với năm 2014. Năm 2016, tăng 2.600 tỷ đồng tương đương 33% so với năm 2015.

- Công tác phát triển khách hàng nói chung và khách hàng tín dụng nói riêng được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh phát triển được 217 khách hàng doanh nghiệp mới, đạt 2050 khách hàng, tăng thêm 4.873 khách hàng

cá nhân đạt 65.402 khách hàng so với năm 31/12/2015, trong đó có một số khách hàng đang quan hệ giao dịch, sử dụng dịch vụ tại một số ngân hàng trên địa bàn như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank...

- Chất lượng tín dụng được kiểm sốt quyết liệt, chặt chẽ qua từng năm. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng dần, sự tăng trưởng tín dụng của BIDV Gia Lai trong những năm qua khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt giúp Chi nhánh đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập.

+ Hoạt động dịch vụ

Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc.

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh có sự biến động do cạnh tranh phí dịch vụ giữa các tổ chức tín dụng và một số nguồn thu đột biến có được từ những năm trước đến nay khơng được duy trì, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn giữa vững vị thế là đơn vị có quy mơ thu dịch vụ đứng đầu địa bàn tỉnh Gia Lai (Phụ lục 2.4). Tổng thu dịch vụ năm 2014 đạt 53 tỷ, nếu tỉnh cả nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ, phái sinh thì tổng thu dịch vụ đạt 56.8 tỷ. Năm 2015, nguồn thu dịch vụ đạt hơn 64 tỷ đồng (trong đó phần đột biến từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ phái sinh đạt 14 tỷ, tính riêng các mảng dịch vụ cịn lại đạt 50 tỷ đồng – bao gồm cả phần bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp 9 tỷ). Năm 2016, tổng thu dịch vụ đạt 53 tỷ, giảm 11 tỷ so với năm 2015 do khơng cịn nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, tuy nhiên, phần lớn các nguồn thu khác đều có xu hướng tăng qua các năm. Đây là nỗ lực vượt bậc của Chi nhánh trong việc đẩy mạnh các nguồn thu dịch vụ, mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại và dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.

Thu dịch vụ Chi nhánh tập trung chủ yếu vào dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, dịch vụ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng đáng kể hơn so với các dịch vụ cịn lại (trung bình chiếm khoảng trên 60% so với tổng thu năm 2014, sau đó có xu hướng giảm dần cịn 29% năm 2016). Chi nhánh đã từng bước đẩy mạnh tăng trưởng các mảng dịch vụ bán lẻ hiện đại, bền vững như dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử (BSMS, IBMB…) tổng nguồn thu từ các dịch vụ trên có tỷ trọng tăng dần từ 11% năm 2014, tăng lên 12% năm 2015 và năm 2016 đạt 19%. Dịch vụ thanh tốn trong nước cũng có sự tăng trưởng tốt, cơ cấu dịch vụ thanh tốn có tỷ trọng tăng dần từ 10% năm 2014 lên 14% năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 46 - 50)