Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 41)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.4.3. Đối với nền kinh tế

kinh tế phát triển, bên cạnh đó hoạt động tín dụng cá nhân có một số vai trò đặc thù như sau:

Góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP.

Hoạt động TDCN góp phần kích cầu bán lẻ: Với các sản phẩm cho vay mua nhà ở, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình,… phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế, kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục mở rộng đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động TDCN góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nhiều nơi: kênh tín dụng cá nhân được khai thông giúp khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng có lãi suất hấp dẫn sẽ hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nhiều nơi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã làm rõ những vấn đề sau:

Tổng quan lý luận và thực tiễn về tín dụng cá nhân và phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. Dựa trên lý luận về marketing ngân hàng để xác định được nội dung về phát triển và mở rông thị trường tín dụng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động TDCN, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân từ đó mới đưa ra định hướng để phát triển hoạt động TDCN.

Những nội dung trình bày trong Chương 1 là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TDCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được hình thành theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ năm 1981 đến 1989, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dưng Việt Nam. Từ năm 1990 dến 27/04/2012, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay, BIDV cổ phần hóa, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam (BIDV). Ngày 25/05/2015, BIDV sáp nhập với Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), tên gọi Ngân hàng sau khi sáp nhập vẫn được giữ nguyên BIDV.

BIDV là một trong những ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Gia Lai là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai

Tên giao dịch Quốc tế: Joint stock commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Gia Lai Branch Tên viết tắt: BIDV Gia Lai

Địa chỉ Chi nhánh: 112 Lê Lợi – TP.Pleiku – Gia Lai Website: http://www.bidv.com.vn

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai (BIDV Gia Lai) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV. Tiền thân của BIDV Gia Lai, chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Gia Lai - Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 580/TCVB ngày 15/11/1976 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trải qua hơn 40 năm hình thành, xây dựng, phát triển, BIDV Gia Lai đã giữ vững danh hiệu Chi nhánh xuất sắc trong toàn hệ thống BIDV và là đơn vị 18 năm liên tục (1995 - 2012) đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc. Hội đồng thi đua khen thưởng BIDV công nhận danh hiệu đơn vị Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên liên tiếp từ năm 2006 – 2012, cờ xuất sắc trong hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 – 2015, Cờ thi đua đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng thứ Ba toàn hệ thống năm 2015, trong tổng số 180 chi nhánh.

BIDV Gia Lai vinh dự được tặng thưởng 3 huân chương lao động, Huân chương lao động hạng ba giai đoạn 1991-1995, huân chương lao động hạng hai giai đoạn 1995- 1999, huân chương lao động hạng nhất giai đoạn 2000-2005, huân chương độc lập Hạng Ba, cùng nhiều phần thưởng cao quí khác.

Từ ngày 01/7/2013, Chi nhánh chia tách, thành lập thêm 01 chi nhánh BIDV mới trên địa bàn là BIDV Nam Gia Lai, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của BIDV tại Gia Lai. Đến ngày 25/05/2015, BIDV tiếp tục sáp nhập với Ngân hàng MHB, theo đó, tại địa bàn Gia Lai, MHB Gia Lai cũng được sáp nhập vào BIDV và sau đó đổi tên thành BIDV Phố Núi.

2.1.2. Địa thế hoạt động

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km², phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp CamPuChia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 Quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là

Quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây; là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, cả nước và trung tâm khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Dân số năm 2015 là 1,36 triệu người gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số, còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%)… Do tính chất đặc trưng về đất đai và khí hậu, Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải…Với diện tích trên 1,1 triệu ha đất lâm nghiệp, Gia Lai có tiềm năng lớn trong phát triển các sản phẩm lâm nghiệp, các sản phẩm gỗ khai thác làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn. Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện, trên địa bàn tỉnh hiện có 82 dự dự án thuỷ điện lớn, nhỏ. (Lịch sử đảng bộ tỉnh Gia Lai 1945-2005, 2008).

BIDV Gia Lai có địa bàn hoạt động chính tại thành phố Pleiku, được phân công phụ trách địa bàn phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai bao gồm khu vực thành phố Pleiku, địa bàn huyện Đak Đoa, Chư Pah, Mang Yang, An Khê, Kbang, Đak Pơ... .Đây là những vùng Chủ yếu phát triển mạnh trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại gỗ lâm nghiệp (vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu vực thuộc địa phận huyện Mang Yang). Ngoài ra còn một số lĩnh vực như sản suất nông, lâm, thủy sản, công nghiêp-xây dựng đặc biệt là lĩnh vực thủy điện do có sự ưu đãi của thiên nhiên. Tuy nhiên, thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ thấp làm ăn nhỏ lẻ còn mang tính thô sơ do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thu hút vốn đầu tư còn hạn chế. Song, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công tác phát triển kinh tế xã hội luôn được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ngày càng chiến tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nghề nền kinh tế. Qua đó thể hiện nhu

cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Đây cũng trở thành thị trường tín dụng bán lẻ màu mỡ mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang hướng tới. Do đó, cạnh tranh trên thị trường TDCN cũng trở nên gay gắt đòi hỏi BIDV Gia Lai phải biết đi trước đón đầu để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Về mạng lưới hoạt động: BIDV Gia Lai có 06 điểm giao dịch trên địa bàn TP Pleiku

và các huyện thuộc khu vực phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh, 05 phòng giao dịch (trong đó trụ sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch bố trí tại TP. Pleiku, 01 Phòng giao dịch đặt ở thị xã An Khê).

Tổng số CBCNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng

đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Đến 31/12/2016, chi nhánh có 152 cán bộ, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.

Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Gia Lai có 09 phòng và 05 đơn vị trực thuộc, về

cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng, chia theo các khối như sơ đồ (Phụ lục 2.1)

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách chi nhánh, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu

KHKD đối với Chi nhánh chủ lực, cụ thể:

Tình hình kinh doanh các lĩnh vực chính

+ Về huy động vốn:

Căn cứ vào bảng số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai từ năm 2014-2016 (Phụ lục 2.2), ta thấy huy động vốn cuối kỳ đều tăng qua các năm. Năm 2015, đạt 4.515 tỷ đồng, tăng 623 tỷ đồng tương đương 16% so với năm 2014. Năm 2016, đạt 4.547 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng tương đương 1% so với năm 2014. Về huy động vốn bình quân, năm 2015 tăng 913 tỷ đồng tương đương 25% so với năm 2014, nhưng năm 2016 so với năm 2015 lại giảm 137 tỷ đồng, đạt 97% so với năm 2015. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh vừa trải qua sự chia tách cần có thời gian để ổn định, phát triển thị phần của mình, một mặt khác, sự phát triển của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng mạnh là rất khó. So với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Gia Lai tính đến 31/12/2016 chiếm 16% ( xếp thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm gần 28%).

+ Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng BIDV Việt Nam, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng tốt. Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV Gia Lai từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế, tập trung hơn cho hoạt động bán lẻ. Dư nợ cho vay của BIDV Gia Lai tăng mạnh qua các năm từ 2014 – 2016. Tuy nhiên, do đặc thù là Chi nhánh có quy mô nền khách hàng doanh nghiệp truyền thống với quy mô ngày càng mở rộng, tỷ trọng tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tập trung vào các Công ty của Khối Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Tổng công ty Sông Đà. Ngoài ra

Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng ,thương mại nhưng hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, chi nhánh cũng có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa ổn định, quy mô dư nợ bán buôn lớn tiềm ẩn rủi ro cao đối với chi nhánh, đặc biệt đối với dư nợ nhóm Khách hàng Hoàng Anh Gia Lai chiếm đến gần 50% tổng dư nợ chi nhánh và đang trong quá trình tái cơ cấu, đồng thời trước xu thế chung chuyển dịch tập trung hoạt động bán lẻ của toàn ngành ngân hàng và thị trường, lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chuyển đổi mô hình ngân hàng, chiến lược kinh doanh từ chuyên bán buôn sang bán lẻ. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Gia Lai nói riêng trong tương lai.

Hoạt động cho vay của BIDV Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2014 - 2016. Doanh số cho vay, thu nợ hàng năm tăng hàng ngàn tỷ đồng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh đứng thứ 2 địa bàn về thị phần tín dụng chiếm 17% (sau Ngân hàng Agribank chiếm 20%).

- Tổng dư nợ cho vay năm 2015 đạt 9.353 tỷ đồng, tăng 2.798 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43% so với năm 2014. Đến năm 2016 đã đạt quy mô dư nợ 11.379 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 2.026 tỷ đồng tương đương 22%. Trong đó, dư nợ bán lẻ năm 2015 tăng 378 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 30% so với năm 2014. Năm 2016, tăng 508 tỷ đồng tương đương 31% so với năm 2015.

- Dư nợ bình quân năm 2015 đạt 7.934 tỷ đồng, tăng 2.441 tỷ đồng tương đương 44% so với năm 2014. Năm 2016, tăng 2.600 tỷ đồng tương đương 33% so với năm 2015.

- Công tác phát triển khách hàng nói chung và khách hàng tín dụng nói riêng được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh phát triển được 217 khách hàng doanh nghiệp mới, đạt 2050 khách hàng, tăng thêm 4.873 khách hàng

cá nhân đạt 65.402 khách hàng so với năm 31/12/2015, trong đó có một số khách hàng đang quan hệ giao dịch, sử dụng dịch vụ tại một số ngân hàng trên địa bàn như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank...

- Chất lượng tín dụng được kiểm soát quyết liệt, chặt chẽ qua từng năm. Dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 41)