Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 29 - 30)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1. Tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.1.3. Đặc điểm của tín dụng cá nhân

* Khách hàng được cung cấp sản phẩm tín dụng cá nhân rất rộng bao gồm các cá nhân thơng thường, chủ hộ gia đình/hộ kinh doanh, chủ các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản vay thường khơng lớn. Vì thế dễ dàng cho các NHTM tiếp cận, giúp các ngân hàng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, gia tăng số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng. Từ đó góp phần nâng cao tỷ trọng lợi nhuận do TDCN mang lại so với tổng lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại.

* Chất lượng các thông tin tài chính của các khách hàng cá nhân thường khơng cao và khó xác định. Thơng thường các ngân hàng có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá các thông tin của đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên các thơng tin này thường mang tính định tính nên rất khó để xác định. Do đó địi hỏi cán bộ ngân hàng phải có khả năng đánh giá khả năng, thiện chí và nguồn trả nợ của khách hàng một cách cụ thể nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

*Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với tín dụng cá nhân có xu hướng cao hơn mức bình qn chung, do các nhu cầu cho vay trung dài hạn mua nhà ở đất ở, mua sắm tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn; bên cạnh đó khách hàng vay thường không chủ động kế hoạch hóa về dịng tiền, dịng tiền trả nợ chủ yếu là thu nhập từ lương nên các nhu cầu vay bán lẻ thơng thường có thời hạn dài trên 12 tháng. Ngân hàng cần phải chuẩn bị nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách của TDCN.

*Nhu cầu được cấp tín dụng cá nhân chịu tác động mạnh và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế; tăng mạnh trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu chi tiêu, mua sắm tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao; ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng rất nhiều cá nhân hộ gia đình, hạn chế chi tiêu vay mượn, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng thu hẹp sản xuất. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt là điều kiện rất tốt để các ngân

hàng phát triển mạnh do nhu cầu của khách hàng tăng nhanh. Tuy nhiên khi nền kinh tế suy thối ngân hàng cũng cần có những biện pháp kích cầu cũng như hỗ trợ vay vốn đối với khách hàng vay nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

*Sản phẩm dịch vụ của TDCN rất đa dạng và phong phú, hầu như có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hồ sơ vay vốn và thủ tục rất đơn giản, nhanh chóng và khơng phức tạp như các hình thức tín dụng khác. Các ngân hàng nắm bắt được đặc điểm này bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, áp dụng cơng nghệ thơng tin nhằm hỗ trợ đẩy nhanh qua trình làm hồ sơ cũng như thủ tục vay vốn đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng.

*Chi phí cho tín dụng cá nhân lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản vay nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn; do nhu cầu sử dụng nguồn trung dài hạn cao nên chi phí vốn cao. Vì thế lãi suất của các khoản TDCN thường cao hơn các hình thức tín dụng khác nên nó mang lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng thương mại. Ngồi ra ngân hàng cịn có thể bán được các sản phẩm dịch vụ khác kèm theo hoạt động TDCN như bảo hiểm, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính… từ đó giúp NHTM tìm kiếm được nhiều lợi nhuận cũng như phát triển toàn diện hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)