Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 84 - 86)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới

Theo Nghị quyết số 5960/NQLT-BIDV ngày 07/08/2015 của Thường vụ Đảng ủy - Hội đồng quản trị BIDV định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định tầm nhìn định hướng đến năm 2030: “Phấn đấu nằm trong top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 Ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương, Top 300 Ngân hàng lớn nhất Thế giới về Tổng tài sản. Trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại có đủ trình độ, năng lực vận hành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầy đủ, có sức cạnh tranh cao trong khu vực Châu Á và trên thế giới với 2 trụ cột phát triển là Ngân hàng thương mại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và Bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ) có quy mô hoạt động khá ở khu vực và Châu Á …. Giai đoạn 2016 – 2020 phấn đấu đưa BIDV trở thành Ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ, nằm trong Top 3 Ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng của khách hàng được đo lường bởi một tổ chức độc lập, uy tín.”

Là một chi nhánh hạng 1 của BIDV, BIDV Gia Lai luôn lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đặt mục tiêu hiệu quả kinh doanh bền vững trên cơ sở hoạt động có bài bản và chuẩn mực, quảng bá được hình ảnh của BIDV Gia Lai và thương hiệu BIDV ra trước công chúng.Thực hiện tốt phương châm hoạt động của BIDV (Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV, Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công); và mục tiêu hoạt động của BIDV là trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam với chính sách kinh doanh chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn.

Kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo minh bạch, an toàn, hiệu quả. Chế độ thông tin báo cáo và chỉ đạo được thông suốt kịp thời. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiết kiệm chi phí, đặc biệt chi phí quản lý (khoảng 15%-20% so với định mức được chi), thu nhập của cán bộ nhân viên năm sau cao hơn năm trước ít nhất 20%, phấn đấu đưa lợi nhuận bình quân đầu người từ hoạt động bán lẻ đứng trong tốp đầu trong các chi nhánh của BIDV tại khu vực Tây Nguyên. Để đạt được các mục tiêu trên, chi nhánh đã xây dựng các mục tiêu cụ thể như sau:

- Phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm và trở thành Chi nhánh có hoạt động tín dụng cá nhân hàng đầu địa bàn, nâng mức tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng.

- Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mạnh các dịch vụ tiện ích, phát triển mạnh tín dụng cá nhân, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của địa phương, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị thế, thương hiệu BIDV trên địa bàn.

- Định hướng phát triển khách hàng: Chuyển dịch cơ cấu khách hàng từ bán buôn sang tập trung cho bán lẻ tuy nhiên vẫn duy trì, phát triển quan hệ tốt với nhóm khách hàng bán buôn truyền thống, hiệu quả. Tập trung vào khách hàng mục tiêu và các sản phẩm chủ lực mà BIDV có ưu thế cạnh tranh, có tiềm năng phát triển và đem lại lợi nhuận cao, cụ thể là phát huy các thành tích đã đạt được trong việc phát triển khu vực khách hàng truyền thống, duy trì lượng khách hàng hiện hữu thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó lôi kéo lại những khách hàng đã rời bỏ khỏi chi nhánh trong thời gian qua.

- Định hướng họat động tín dụng: Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy chế cho vay của BIDV, ưu tiên phát triển tín dụng hướng đến các khách hàng là cá nhân, các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro trong công tác tín dụng.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ nghiệp vụ chuyên môn.

- Công tác thương hiệu và phát triển mạng lưới: Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn. Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, điểm giao dịch, các kênh phân phối như ATM, POS, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội cho các thành phần kinh tế.

- Công tác quản trị điều hành: Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý các cấp, bổ sung kịp thời nguồn lực cho sự phát triển. Vận hành, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, từng bước đổi mới công tác quản trị điều hành phù hợp với yêu cầu kinh doanh của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 84 - 86)