Địa thế hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 44 - 46)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia

2.1.2. Địa thế hoạt động

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km², phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp CamPuChia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía Đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 Quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là

Quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây; là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, cả nước và trung tâm khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Dân số năm 2015 là 1,36 triệu người gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số, còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%)… Do tính chất đặc trưng về đất đai và khí hậu, Gia Lai có thể canh tác các loại cây cơng nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bơng vải…Với diện tích trên 1,1 triệu ha đất lâm nghiệp, Gia Lai có tiềm năng lớn trong phát triển các sản phẩm lâm nghiệp, các sản phẩm gỗ khai thác làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mơ lớn. Với địa hình cao và nhiều sơng suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện, trên địa bàn tỉnh hiện có 82 dự dự án thuỷ điện lớn, nhỏ. (Lịch sử đảng bộ tỉnh Gia Lai 1945-2005, 2008).

BIDV Gia Lai có địa bàn hoạt động chính tại thành phố Pleiku, được phân công phụ trách địa bàn phía Đơng Bắc của tỉnh Gia Lai bao gồm khu vực thành phố Pleiku, địa bàn huyện Đak Đoa, Chư Pah, Mang Yang, An Khê, Kbang, Đak Pơ... .Đây là những vùng Chủ yếu phát triển mạnh trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại gỗ lâm nghiệp (vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu vực thuộc địa phận huyện Mang Yang). Ngoài ra cịn một số lĩnh vực như sản suất nơng, lâm, thủy sản, công nghiêp-xây dựng đặc biệt là lĩnh vực thủy điện do có sự ưu đãi của thiên nhiên. Tuy nhiên, thị trường hoạt động cịn có nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ thấp làm ăn nhỏ lẻ cịn mang tính thơ sơ do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thu hút vốn đầu tư còn hạn chế. Song, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công tác phát triển kinh tế xã hội ln được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ngày càng chiến tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nghề nền kinh tế. Qua đó thể hiện nhu

cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Đây cũng trở thành thị trường tín dụng bán lẻ màu mỡ mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang hướng tới. Do đó, cạnh tranh trên thị trường TDCN cũng trở nên gay gắt đòi hỏi BIDV Gia Lai phải biết đi trước đón đầu để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 44 - 46)