Vai trò, ý nghĩa của việc phát triểnNLTH trong DHLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triểnNLTH trong DHLS

Các Mác đã chỉ rõ: ỘSự hình thành con người không chỉ là kết quả của những

tác động bên ngồi mà là q trình hiện thực khách quan của sự thay đổi, tự chuyển hóaỢ [10; tr.14]. Tự học nói chung, tự học LS nói riêng có vai trị rất quan trọng trong

việc dạy và học ở trường THPT. Bởi vì, tự học là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, cịn hoạt động dạy là ngoại lực có tác dụng định hướng, kắch thắch, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình học.

NLTH là một trong những năng lực học tập mà các bộ môn cần phát triển cho HS. Đó cũng là q trình hướng tới sự phát triển của chủ thể hoạt động học, thông qua các hành động khám phá lại và dần lĩnh hội được kho tàng tri thức của nhân loại biến thành tri thức của bản thân mình. Trên cơ sở đó tự bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Trong q trình học, phát triển NLTH giữ một vai trị đặc biệt quan trọng. Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, tự học để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tắch lũy được, tức là Ộtự chuyển hóaỢ được kiến thức cho bản thân. Do đó, vai trị của việc phát triển NLTH cho HS trong DHLS ở trường THPT được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đây là một hoạt động không thể thiếu trong công tác dạy học. Lý luận dạy học hiện đại chỉ ra rằng bản chất của việc học chắnh là tự học, do vậy, dạy học chắnh là quá trình dạy tự học. Kiến thức của nhân loại nói chung, kiến thức LS nói riêng là một kho bách khoa tồn thư với dung lượng vơ cùng lớn, GV khơng thể nào cung cấp hết cho HS, chỉ bằng cách trang bị cho các em NLTH thì các em có đủ phương pháp, đủ kĩ năng và thái độ yêu thắch hơn đối với môn học.

Thứ hai, phát triển NLTH cho HS trong DHLS ở trường THPT góp phần tắch cực vào đổi mới PPDH. Phát triển NLTH không chỉ giúp HS nắm vững những kiến thức LS cơ bản hơn cả về chiều rộng và bề sâu, mà còn trang bị cho HS những hiểu biết về phương pháp học tập bộ môn, nâng tầm hiểu biết của HS lên mức độ cao hơn.

Thứ ba, phát triển NLTH cho HS trong DHLS ở trường THPT là thực hiện mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới. NLTH rất cần thiết cho mỗi con người, đặc biệt trong thời kì phát triển mới của đất nước, nó là thứ nội lực, là sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người mà nếu được phát huy sẽ tạo ra sức mạnh cho toàn dân tộc. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các nguồn thông tin được cung cấp đa dạng dưới nhiều phương thức và hình thức khác nhau. Do vậy, nếu người học có kĩ năng tự học tốt sẽ vận dụng được nguồn thông tin phong phú, đa dạng trong việc thu nhận kiến thức cho mình. Ngày nay, tự học có vai trị quan trọng, là điều kiện quyết định thành cơng và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của con người. Nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở trường, lớp với quyết tâm tự học - tự đào tạo thì đó chắnh là con đường ngắn nhất để tạo ra nội lực cho sự phát triển của một con người và cho đất nước.

Tự học nói riêng, tự học LS của HS THPT nói chung cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới PPDH theo hướng tắch cực hóa người học sẽ khơng chỉ được trang bị những kiến thức cơ bản về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử mà còn phát huy kỹ năng, kỹ xảo tắnh tắch cực, tự giác, chủ động của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Ngồi ra, thơng qua phát triển năng lực tự học, HS được bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu qn mình vì Tổ quốc. Vì lẽ đó, tự học chắnh là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)