Phát triểnNLTH cho HS thông qua hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 86 - 90)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3. Các nhóm biện pháp phát triểnNLTH cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn

2.3.2.4. Phát triểnNLTH cho HS thông qua hoạt động nhóm

Trong DHLS, hoạt động nhóm là một hình thức học tập có khả năng phát huy tắnh tắch cực, chủ động, sáng tạo của HS. Khi học theo hình thức này, HS không chỉ tự thể hiện khả năng của bản thân mình mà còn được học hỏi thêm từ các thành viên trong nhóm và trong lớp. Vì vậy trong quá trình dạy học, GV cần hướng dẫn HS hình thành và phát triển năng lực tự học với hoạt động nhóm như sau:

- Hình thành kĩ năng tự học trong hoạt động thảo luận nhóm

Trong thảo luận nhóm, HS có dịp được sử dụng kĩ năng nhận biết bậc cao như đánh giá và có thể phát triển ý kiến, thái độ của mình. Để thảo luận nhóm đạt kết quả tốt, GV cần hướng dẫn HS hình thành kĩ năng thảo luận với các bước:

Bước 1: Sau khi GV phân công, nêu vấn đề, các nhóm tiến hành cử nhóm trưởng, thư kắẦNếu có phiếu học tập, GV cần hướng dẫn HS sử dụng phiếu học tập. Ngoài ra,

GV phải chú ý tổ chức cho các nhóm thống nhất các tiêu chắ đánh giá để HS phát huy tắnh tắch cực, chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi của nhóm. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm thực hiện.

Bước 3: HS tự khai thác SGK, tài liệu tham khảo, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 4: HS trình bày ý kiến của mình trước nhóm; lắng nghe nhận xét, bổ sung của bạn và GV.

Vắ dụ: Khi dạy bài 22: ỘNhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)Ợ, tại mục Chiến đấu chống chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ của Mĩ, GV có thể tiến hành cho thảo luận nhóm như sau:

Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm và thư kắ cho các nhóm, sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: Nhóm 1: Sử dụng hình 69: Lược đồ trận đánh Vạn Tường - Quảng Ngãi (8/1965), kết hợp kiến thức SGK làm rõ: Quân dân miền Nam đã đập tan cuộc hành quân của Mĩ - Ngụy vào vùng Ộđất thánh Việt cộngỢ như thế nào?Ý nghĩa của trận Vạn Tường; Nhóm 2: Tìm hiểu kiến thức SGK làm rõ: Quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 - 1966) của Mĩ - Ngụy như thế nào?; Nhóm 3: Quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1966 - 1967) của Mĩ - Ngụy như thế nào?; Nhóm 4: Nhân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi gì trên mặt trận đấu tranh chắnh trị và chống, phá bình định? Ý nghĩa?

Bước 2: Nhóm trưởng mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Bước 3: HS đọc SGK và tự thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sản phẩm tự thảo luận trong nhóm có thể như sau:

Nhóm 1: Tháng 8/1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi)  làm dấy lên cao trào ỘTìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệtỢ trên khắp miền Nam.

Nhóm 2 và 3: Trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, quân ta đánh bại các cuộc hành quân Ộtìm diệtỢỘbình địnhỢ của Mĩ - Ngụy đánh vào miền Đông

Nam Bộ, Liên khu V và Bắc Tây Ninh, làm thất bại âm mưu tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

Nhóm 4: Thắng lợi về đấu tranh chắnh trị, chống phá bình định: Phong trào chống bình định, phá Ộấp chiến lượcỢ diễn ra trên toàn miền Nam  nhiều ấp chiến lược của Mĩ - Ngụy bị phá vỡ; Các vùng giải phóng được mở rộng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng có uy tắn.

Bước 4: HS trình bày ý kiến của mình trước nhóm. Tiếp đó lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. Ý kiến của các nhóm phải lý giải được các câu hỏi nhỏ mà cả nhóm đã thảo luận.

- Hình thành kĩ năng thuyết trình trong hoạt động nhóm.

Trong hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày, báo cáo là một hoạt động phổ biến để trình bày trước lớp những vấn đề mà nhóm đã thảo luận. Để thành công trong bài thuyết trình của mình, GV cần hướng dẫn HS hình thành kĩ năng qua các khâu:

Bước 1: Tìm tư liệu, trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch thuyết trình;

Bước 2: HS phải sắp xếp nội dung của bài thuyết trình sao cho thật logic và hợp lý (từ riêng biệt đến tổng quát hoặc từ nguyên lý chung đến những ý cụ thể).

Bước 3: HS trình bày bài thuyết trình của nhóm kết hợp với cử chỉ và diễn cảm cho phù hợp.

Bước 4: HS lắng nghe nhận xét, bổ sung của các nhóm khác và GV để hoàn thành bài thuyết trình của mình.

Đối với những bài tập nhóm lớn, GV nên hướng dẫn, tổ chức cho nhiều HS lên trình bày, mỗi em trình bày một phần nhỏ trong bài thuyết trình của nhóm.

Vắ dụ: Khi dạy bài 23 (tiết 2), mục III-2: Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975. GV chia lớp thành 3 nhóm, phân công trưởng nhóm, thư kắ và cho HS quan sát Sa bàn điện tử diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sau đó giao nhiệm vụ tương ứng cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Trình bày chiến dịch Tây Nguyên

Nhóm 2: Trình bày diễn biến, kết quả của chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Nhóm 3: Đóng vai 1 phóng viên chiến trường ghi lại diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chắ Minh.

HS triển khai theo các bước sau:

Bước 1: HS đọc SGK, tài liệu tham khảo, để vạch ra kế hoạch thuyết trình. Bước 2: sắp xếp nội dung của bài thuyết trình. Nội dung có thể trình bày như sau:

Nhóm 1: Chiến dịch Tây Nguyên

- Lắ do chọn Tây Nguyên: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng do nhận định sai hướng tấn công của quân ta, địch chốt giữ ở đây tương đối mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ Chắnh trị Trung ương Đảng đã quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

- Khái quát diễn biến:

+ 4/3, ta đánh nghi binh ở Plâycu và Kon Tum. + 10/3, ta đánh Buôn Mê Thuật

+ 12/3, địch phản công chiếm lại nhưng thất bại

+ 14/3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên + 24/3, Tây Nguyên giải phóng

- Ý nghĩa: Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang một giai đoạn mới từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Nhóm 2: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

- Nhận thấy thời cơ đã đến nhanh và thuận lợi, Bộ Chắnh trị quyết định tiến giải phóng miền Nam trong năm 1975, trước tiên là giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Diễn biến: 21/3, ta tấn công Huế; 26/3, giải phóng Huế và tỉnh Thừa Thiên; Sáng 29/3, ta tiến công vào Đà Nẵng, 3h chiều Đà Nẵng được giải phóng.

- Ý nghĩa: Gây nên tâm lắ tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

Nhóm 3: Chiến dịch Hồ Chắ Minh

- Sau chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chắnh trị nhận định: Thời cơ đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Từ đó đưa ra quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được mang tên ỘChiến dịch Hồ Chắ MinhỢ.

- Diễn biến:

+ 17h ngày 26 - 4, quân ta nổ sung từ hướng Đông mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài, tiến sâu vào trung tâm thành phố.

+ 10h45Ỗ ngày 30 - 4, xe tăng ta tiến vào dinh Độc lập, bắt toàn bộ Chắnh phủ Trung ương Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

+ 11h30Ỗ ngày 30 - 4, cờ cách mạng cắm trên dinh Độc lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chắ Minh toàn thắng.

- Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chắ Minh toàn thắng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh ở Nam Bộ. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

Bước 3: HS tắch cực trình bày bài thuyết trình của nhóm kết hợp với sa bàn diện tử đã được chuẩn bị trước.

Bước 4: HS lắng nghe nhận xét, bổ sung của các nhóm khác và GV để hoàn thành bài thuyết trình của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 86 - 90)