Nhóm biện pháp tạo niềm tin, hứng thú tự học cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 54 - 58)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3. Các nhóm biện pháp phát triểnNLTH cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn

2.3.1. Nhóm biện pháp tạo niềm tin, hứng thú tự học cho HS

Theo tâm lý học, các thành phần bên trong thái độ học tập của người học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển năng lực tự học. Hình thành và phát triển NLTH cho HS địi hỏi nhiều yếu tố, trong đó: Xác định nhu cầu, động cơ, kắch thắch hứng thú học tập là yếu tố quan trọng đầu tiên, có tắnh quyết định hiệu quả tự học của HS. Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng tự học, có niềm tin vào bản thân thì việc tự học mới trở thành sở thắch, đam mê, tự giác mà khơng cần sự thúc giục của yếu tố bên ngồi. Đối với HS phổ thông, ý thức tự giác trong tự học mới hình thành nên GV phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng niềm tin, tạo hứng thú và động cơ tự học cho HS.

Kắch thắch động cơ tự học và hướng dẫn HS xác định mục đắch tự học. Hoạt động tự học của HS cũng tương đồng như các hoạt động khác, được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ TH nói riêng. Động cơ TH mơn LS cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành cơng trong nghề nghiệp tương laiẦcho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đến cấp độ cao hơn là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khát vọng vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Động cơ TH không phải là cái có sẵn, khơng thể áp đặt từ bên ngồi mà phải dần được hình thành trong quá trình HS học tập và đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức điều khiển của GV.

Để làm tốt điều này GV hướng dẫn các em sẽ xác định được nhu cầu, mục đắch TH đúng như: TH để làm gì? Muốn TH tốt phải làm như thế nào? Muốn tạo động cơ TH LS cho HS, người GV cần: Thứ nhất, thường xuyên giao cho HS nhiệm vụ tự học trên cơ sở phù hợp với khả năng và mức độ nhận thức của HS. Đối với HS trung bình chỉ cần phát hiện đúng kiến thức trong SGK, sưu tầm được một đoạn tư liệu ngắn, vẽ được lược đồẦĐối với HS giỏi phải lý giải được những câu hỏi khó như đánh giá, so sánh, tổng hợpẦHoạt động nhóm cũng là biện pháp hữu hiệu để tạo niềm tin tự học cho HS bởi vì mỗi em có sở trường, sở đoản riêng, sẽ hỗ trợ, học tập lẫn nhau. Bằng những biện pháp như vậy mới tạo cho HS sự phấn khởi và niềm tin vào khả năng của mình, từ đó nảy sinh nhu cầu, khát vọng tự học một cách tự giác và hiệu quả. Thứ hai, GV cũng phải hướng dẫn, gợi ý để HS tự giải quyết nhiệm vụ học tập đó. GV khơng cung cấp kiến thức có sẵn cho HS mà chỉ cung cấp nguồn thơng tin để định hướng cho HS chủ động tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức. Thứ ba, GV cần sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời. Ngoài ra, việc khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng mức của GV cũng tạo cho HS niềm vui, sự tự tin vào khả năng TH của mình.

Vắ dụ: Ngay khi bắt đầu học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, lớp

12, GV có thể hướng dẫn HS xác định động cơ, mục đắch TH như sau: 1 - Xác định mục đắch và nhu cầu: Tìm hiểu về cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; rèn luyện các KN như: sử dụng tài liệu học tập, KN tư duy, KN giải quyết và trình bày vấn đề, KN tự kiểm tra đánh giá. 2 - Lập kế hoạch TH: đọc và tìm hiểu SGK, các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan; Khai thác thơng tin, hình ảnh trên internet; Hỏi thầy cô, bạn bè, người thân. 3 - Thực hiện kế hoạch học tập: trình bày những nội dung mình đã tìm hiểu, trả lời các câu hỏi mà bạn bè, GV đưa ra, ghi chép lại làm tư liệu học tập cá nhân. 4 - Tự kiểm tra đánh giá: qua những nhận xét, đóng góp, góp ý của bạn bè và thầy cơ tự nhận thấy những thiếu sót và tự điều chỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy thơng qua việc xây dựng quy trình tự học, HS có thể dễ dàng xác định mục đắch tự học cho bản thân. Qua các hoạt động có định hướng này sẽ giúp cho học có mục đắch TH rõ ràng và lựa chọn những kiến thức mà mình muốn tìm hiểu thêm một cách rất tự nhiên, đầy mới mẻ và không dẫn đến nhàm chán.

Tăng cường hứng thú học tập cho HS để rèn luyện năng lực tự học. Để tạo hứng

thú TH bộ mơn lịch sử, trong q trình dạy học trên lớp, GV cần: 1- Áp dụng DH nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, bài tập nêu vấn đề, tạo cho HS sự tò mò, mong muốn tự mình khám phá kiến thức mới; phải hướng dẫn HS chiếm lĩnh nội dung kiến thức hay, hấp dẫn của bài học; 2 - Trình bày nội dung lịch sử sinh động, giàu hình ảnh giúp HS khơi phục bức tranh chân thực của quá khứ. Đồng thời hướng dẫn HS rút ra những kết luận khoa học, để nâng nhận thức của HS lên mức độ mới; 3 - Sử dụng câu chuyện về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử điển hình, giúp HS hiểu được giá trị của hiện thực LS, qua đó tạo nên sự hấp dẫn của bài giảng và gây hứng thú học tập cho HS; 4 - Hướng dẫn HS tự sưu tầm tài liệu, viết báo cáo nhỏ và trình bày nhận thức của mình. Theo đó, GV khuyến khắch, động viên bằng những lời khen hoặc cho điểm để tạo hứng thú tự học cho HS. Để tạo hứng thú cho HS khi tự học ở nhà, GV cần giao cho HS những bài tập phù hợp với khả năng của học sinh và giới thiệu một số địa chỉ tìm đọc, những cuốn sách có nội dung bổ ắch. Kiến thức hay và PPDH tốt của GV là nhân tố cơ bản tạo nên sự hứng thú TH của HS.

Vắ dụ 1: GV có thể sử dụng bài hát ỘTiến về Sài GịnỢ một sáng tác của nhạc sỹ

Lưu Hữu Phước để nói về khắ thế hào hùng của quân và dân ta trong đại thắng mùa xuân năm 1975. Bài hát này được sáng tác vào những năm 1966, 1967 nhưng đến năm 1975 nó mới được biết đến. Ngày 30.4.1975, sau lời đầu hàng của tổng thống ngụy Dương Văn Minh, tiếng nhạc hùng tráng vang lên. GV có thể sử dụng bài hát này để nói về khắ thế hào hùng của quân và dân ta trên đường hành quân để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng- Chiến dịch Hồ Chắ Minh và để nói về ý nghĩa LS của chiến thắng 1975 đối với toàn thể dân tộc ta. Với giai điệu là nhịp đi, bài hát sẽ giúp HS dễ hình dung, cảm nhận và tưởng tượng ra khắ thế của những đồn qn đang tiến về Sài Gịn hơn là GV chỉ miêu tả hay tường thuật về những nội dung này. Nội dung và giai điệu của bài hát sẽ làm cho giờ học LS trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn rất nhiều so với việc GV

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chỉ cung cấp những con số khô khan, từ đó HS sẽ được truyền cảm hứng và hứng thú học tập bộ môn.

Vắ dụ 2: Khi giảng bài 23, mục III.2 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm

1975, GV nêu vấn đề bằng cách trắch dẫn cho HS đoạn thơ trong bài ỘToàn thắng về

taỢ của nhà thơ Tố Hữu:

Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên Quét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng. Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, Rũ rượi một màu tang cờ trắng.

Đường tiến quân ào ào chiến thắng. Phắa trước chờ Anh, người mẹ mong con.

Pháo hãy gầm lên, đỏ nòng bắn thẳng Rộn rực xe tăng chồm tới Sài Gịn!

Sau đó, GV u cầu HS quan sát lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 để trình bày những chiến dịch lớn.

Cùng với các biện pháp tạo niềm tin, hứng thú và động cơ tự học, việc hướng

dẫn HS biết cách tổ chức TH là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của tự học.

Để xây dựng kế hoạch tự học, GV phải hướng dẫn HS biết cách lập thời gian biểu trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối), theo tuần (thứ 2 - thứ 7, chủ nhật), tháng, thậm chắ cả năm học. Kế hoạch càng cụ thể, khoa học bao nhiêu thì thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu. Muốn vậy, HS phải xác định rõ những môn học, nội dung cần tự học, phân phối thời gian tự học giữa các môn, giữa học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Việc thực hiện kế hoạch TH là khâu quyết định kết quả học tập của HS. Để thực hiện kế hoạch tự học tốt, GV cần từng bước rèn luyện cho HS tạo được những thói quen tốt như tự học tự giác, tập trung tư tưởng khi tự học, tự tạo hứng thú khi tự học, học duwta điểm từng môn học, sử dụng quỹ thời gin hợp lý, tối ưu, có ý chắ quyết tâm vượt khó trong tự học.

Việc tự kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tự học của HS cũng rất quan trọng. khi HS biết đối chiếu kế hoạch đặt ra với kết quả thực tế đạt được, các em sẽ biết được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn mình thực hiện được bao nhiêu nội dung trong kế hoạch? Phần nào thực hiện tốt nhất? phần nào chưa hồn thành? Ngun nhân? Từ đó tìm ra cách khắc phục.

Như vậy, hình thành và phát triển năng NLTH cho HS qua mơn lịch sử khơng chỉ địi hỏi ý thức tự giác của mỗi HS mà GV phải có các biện pháp sư phạm tác động vào tư duy và cảm xúc bên trong của HS. Trong đó tạo ra nhu cầu, hứng thú và xác định động cơ học tập đúng đắn cho HS là nhân tố quyết định, cũng là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 54 - 58)