7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Các nhóm biện pháp phát triểnNLTH cho HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn
2.3.2 Nhóm biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS
2.3.2.1. Phát triển năng lực tự học với SGK
Phát triển năng lực tự phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK
SGK là tài liệu cơ bản bắt buộc trong quá trình dạy và học tại các cấp bậc khác nhau, đồng thời là loại tài liệu có tắnh chất như một cơng cụ đặc biệt để kết nối hoạt động tương tác sư phạm giữa GV và HS, giữa các HS với nhau.
Đối với GV: SGK lịch sử là loại tài liệu cụ thể hóa chương trình bộ mơn, là
nguồn thơng tin lịch sử được chọn lọc có tắnh điển hình ở từng thời kì, giai đoạn phát triển của lịch sử. Dựa vào nguồn thông tin của SGK, GV có thể xây dựng nội dung bài học trên lớp, hình thành các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp cho HS. Nhưng điều quan trọng nhất đối với GV trong việc sử dụng SGK là dựa vào cơ chế sư phạm để thiết kế phương án tổ chức hoạt động sư phạm trên lớp, hướng dẫn HS tự học bài ở nhà, sử dụng các loại phương tiện dạy học một cách thiết thực, hiệu quả. Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, GV còn sử dụng SGK như một nguồn thông tin chuẩn mực, kết hợp với cơ chế sư phạm trong từng đơn vị kiến thức của SGK để thiết kế nội dung kiểm tra theo hướng phát triển năng lực cho HS.
Đối với HS: SGK là nguồn tri thức mới, với những thơng tin LS được trình bày
theo ý tưởng sư phạm tối ưu, cung cấp những sự kiện, hiện tượng LS cơ bản, chắnh xác, khoa học. Là tài liệu học tập chủ yếu của HS ở trên lớp cũng như ở nhà. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cịn giúp HS ơn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học, hình thành những kĩ năng vận dụng, thực hành bộ mơn, đồng thời, SGK giúp HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của mình, góp phần phát triển ngơn ngữ, khả năng diễn đạt cho các em. HS có thể tìm hiểu kiến thức lịch sử qua nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nguồn thông tin khác nhau, nhưng kiến thức trong SGK là kiến thức chuẩn mực nhất. Kiến thức cơ bản trong SGK chắnh là nhưng nội dung quan trọng trong bài mà mục tiêu bài học muốn nhấn mạnh. Vậy nên, ở bất kì một bài học nào, HS cũng phải chủ động tự làm việc với SGK để tìm ra những ý cơ bản, nội dung cốt lõi, dưới sự hướng dẫn của GV. Việc hướng dẫn HS KN đọc và phát hiện tìm ý chắnh, kiến thức cơ bản trong SGK không chỉ giúp HS tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức mà còn tạo hứng thú học tập và kắch thắch tư duy các em phát triển.
Để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK, GV cần định hướng cho HS thực hiện qua những bước cụ thể sau:
Bước 1: Đọc lướt (có thể đọc lướt dọc hay lướt ngang) các phần mục của bài, tìm ý chắnh để xác định nội dung đó triển khai vấn đề gì;
Bước 2: Tìm từ khóa quan trọng, xác định các mục, các nội dung nhỏ; Bước 3: Đọc kĩ và phân tắch mục, nội dung nhỏ đó để tìm ý chắnh, ý cơ bản; Bước 4: Sắp xếp các ý theo mối quan hệ trước sau, mối quan hệ logic thành một nội dung hồn chỉnh.
Trong q trình làm việc với SGK, để phát hiện kiến thức cơ bản HS có thể sử dụng bút nhớ, bút chì để gạch chân hay tô vào các ý chắnh, các nội dung quan trọng vừa tìm được để có cơ sở trả lời câu hỏi của GV.
Vắ dụ: Khi dạy bài 21: ỘXây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống
đế quốc Mỹ và chắnh quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965Ợ, mục I, ỘTình hình và
nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đơng DươngỢ, để tìm được những nội dung cơ bản trong SGK, GV hướng dẫn HS cần thực hiện lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung mục I để xác định 2 nội dung cơ bản về tình hình và nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng nước ta sau Hội nghị Giơnevơ năm 1954. Nội dung HS cần xác định là tình hình 2 miền Nam - Bắc; Nội dung 2 là nhiệm vụ của cách mạng 2 miền và cách mạng cả nước.
Bước 2: HS có thể gạch chân từ khóa hay nội dung quan trọng:
+ Miền Bắc: giải phòng, tàn phá nặng nề, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, chủ nghĩa xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Miền Nam: tổng tuyển cử, Mĩ thay chân Pháp, Ngơ Đình Diệm, thuộc địa kiểu mới, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Bước 3: Tìm ý chắnh trong SGK biểu thị cho từng nội dung cụ thể:
+ Miền Bắc: tình hình: Ngày 16/5/1955 miền Bắc giải phóng; Nhiệm vụ: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: Tình hình: Chưa thực hiện tổng tuyển cử, Mĩ thay chân Pháp lập chắnh quyền Ngơ Đình Diệm, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới; Nhiệm vụ: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Bước 4: Sắp xếp các nội dung theo trật tự logic. Có thể như sau:
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
- Miền Bắc
+ 10/10/1954 quân ta tiếp quản Hà Nội + 1/1/1955 Đảng, chắnh phủ ra mặt nhân dân + 16/5/1955 miền Bắc được giải phóng
- Miền Nam
+ 5/1956 Pháp rút khỏi miền Nam, khi chưa thực hiện cuộc tổng tuyển cử. + Mĩ thay chân Pháp lập chắnh quyền Ngơ Đình Diệm, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
- Nhiệm vụ: Do âm mưu của Mỹ - Diệm, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
của cả nước chưa hoàn thành.
+ Miền Bắc: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH. + Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.
Hướng dẫn HS tự lập dàn ý từ các bài viết trong SGK
Đây là kĩ năng rất quan trọng khi HS tự học với SGK. Bởi dàn ý là sự thể hiện cô đọng, khái quát hệ thống nội dung kiến thức từng mục và toàn bài. Khi HS tự lập được dàn ý bài viết trong SGK có nghĩa đã nắm được kiến thức cơ bản của bài học. Bởi lẽ, dàn ý cũng là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay bài học nghiên cứu những vấn đề gì, các nội dung chắnh được đề cập đến ? các kiến thức của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được thể hiện như thế nào?
Để xây dựng được dàn ý từ bài viết trong SGK, dưới sự hướng dẫn của GV, HS cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài viết của SGK, xác định kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa các kiến thức và sắp xếp lại thành một hệ thống hồn chỉnh. Qua đó HS nắm chắc bài, ghi nhớ lâu, bền vững và tái hiện nhanh, hình thành cho các em năng lực tự nhận thức.
Để HS có năng lực tự lập dàn ý từ những bài học trong SGK, GV cần hướng dẫn HS thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ một mục hay toàn bài để biết bài học nghiên cứu vấn đề gì Bước 2: Xác định cấu trúc bài học (bài học có bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu vấn đề gì, được sắp xếp như thế nào)
Bước 3: Xác định ý chắnh, ý phụ của từng nội dung (mỗi nội dung có bao nhiêu ý cơ bản, nội dung các ý cơ bản)
Bước 4: Sắp xếp các ý chắnh, ý phụ theo trình tự đơn vị kiến thức từ đơn vị kiến thức lớn đến đơn vị kiến thức bé.
Bước 5: Diễn đạt dàn ý
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện dàn ý.
Vắ dụ: Khi dạy bài 22: ỘNhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)Ợ mục I.1
- Chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ của Mĩ ở miền Nam, GV yêu cầu HS lập dàn ý thể hiện hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn và hành động của Mĩ trong chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ, HS cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ mục I.1- Chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ của Mĩ ở miền Nam. Bước 2: Xác định cấu trúc mục I.1 trình bày 3 nội dung cơ bản: Hoàn cảnh Mỹ thực hiện chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ; Âm mưu tiến hành; Thủ đoạn và hành động . Bước 3: Triển khai những ý chắnh cơ bản theo 3 nội dung.
Bước 4: Sắp xếp các sự kiện theo từng nội dung sao cho phù hợp. Bước 5: Diễn đạt dàn ý
Bước 6: Kiểm tra và hồn thiện dàn ý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Hoàn cảnh: Bị thất bại trong chiến lược ỘChiến tranh đặc biệtỢ, năm 1965 Mĩ chuyển sang chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Âm mưu: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
- Thủ đoạn và hành động: Mở cuộc hành quân Ộtìm diệtỢ vào Ộvùng đất thánhỢ
của Việt cộng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi); Mở hai cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967; Dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.
Hướng dẫn HS trình bày kiến thức lĩnh hội được từ SGK thông qua lập bảng niên biểu, sơ đồ
Thứ nhất, hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức bằng lập niên biểu lịch sử:
Lập bảng niên biểu nhằm hệ thống hóa các sự kiện cơ bản theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ các sự kiện cơ bản nhất của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. Niên biểu có ba loại chủ yếu: niên biểu tổng hợp liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài, niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày một vấn đề quan trọng của một thời kỳ lịch sử nhất định, niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử. Khi HS biết cách tự thu nhận kiến thức từ SGK qua việc lập niên biểu thống kê các sự kiện đồng nghĩa với việc các em đã khái quát được những nội dung cơ bản của bài học. Thông qua việc lập niên biểu HS sẽ được rèn kĩ năng thực hành, chủ động tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, việc lập bảng niên biểu còn giúp các em phát triển tốt các kĩ năng trình bày, khái quát, tổng hợp, phân tắch, nhận xét, đánh giá.
Để hướng dẫn HS tóm tắt nội dung kiến thức lĩnh hội được bằng cách lập bảng niên biểu, GV cần hướng dẫn HS thực hiện đầy đủ các bước:
Bước 1: Xác định nội dung của chủ đề
Bước 2: Xác định các tiêu chắ để đưa vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. Bước này giúp HS định hình được số cột, số hàng cho bảng niên biểu.
Bước 3: Đọc nội dung kiến thức trong SGK, xác định các nội dung phù hợp với các tiêu chắ trong bảng và điền vào đúng ơ tương ứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Vắ dụ: Khi dạy xong bài 23 ỘKhôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền
bắc, giải phịng hồn tồn miền nam (1973 - 1975), để tổng kết lịch sử Việt Nam từ
năm 1954 đến năm 1975, GV hướng dẫn HS xây dựng niên biểu tổng hợp về những thắng lợi của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 theo các bước như sau: Bước 1: Xác định được nội dung của chủ đề: Thắng lợi của quân dân miền Nam chiến đấu chống Mỹ (1954 - 1975).
Bước 2: Xác định các tiêu chắ của chủ đề để đưa vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. Niên biểu những thắng lợi của quân dân miền Nam chiến đấu chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1975 có thể gồm 2 tiêu chắ: Thời gian và những sự kiện chắnh.
Bước 3: HS sẽ chủ động tái hiện lại nội dung kiến thức trong SGK, xác định các nội dung phù hợp với các tiêu chắ trong bảng và điền vào đúng ô tương ứng. Niên biểu được lập có thể sẽ như sau:
Thời gian Sự kiện chủ yếu
1954 - 1960 Chiến đấu chống chiến lược ỘChiến tranh đơn phươngỢ 1961 - 1965 Chiến đấu chống chiến lược ỘChiến tranh đặc biệtỢ 1965 - 1968 Chiến đấu chống chiến lược ỘChiến tranh cục bộỢ
1968 - 1975 Chiến đấu chống chiến lược ỘViệt Nam hóa chiến tranhỢ Bước 4: Kiểm tra lại nội dung bài viết trong SGK để đối chiếu với bảng.
Thứ hai, hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức bằng lập sơ đồ
Sơ đồ phản ánh mối quan hệ cơ bản của các yếu tố thuộc đối tượng nghiên cứu một cách cô đọng và trực quan. Đây là hình thức xử lý thơng tin có ý nghĩa lớn cho việc ghi nhớ, củng cố tri thức. Sơ đồ có ý nghĩa trên cả 3 mặt: Về kiến thức, việc sử dụng sơ đồ sẽ giúp GV xác định được kiến thức cơ bản của từng bài học tránh sa vào các kiến thức thứ yếu, vụn vặt. Đối với HS một mặt giúp các em nắm vững nội dung cơ bản của bài học một cách hệ thống, mặt khác giúp các em chủ động tìm kiếm, lựa chọn để lĩnh hội kiến thức, thấy được mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, thuận tiện cho việc ghi nhớ và hiểu sâu sắc bản chất của kiến thức LS làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm và hiểu được quy luật phát triển của LS để rút ra bài học trong cuộc sống. Về giáo
dục, sử dụng sơ đồ giúp HS lĩnh hội kiến thức LS một cách dễ dàng, chắnh xác, vững
chắc. Từ đó, HS sẽ có thái độ tắch cực đối với bộ mơn và sẽ có hứng thú hơn đối với việc học tập LS. Về kĩ năng, việc sử dụng sơ đồ hóa trong q trình dạy học LS giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn HS phát triển óc quan sát, trắ tưởng tượng, phát triển các kĩ năng như tư duy, phân tắch, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thực hành bộ mơn, làm việc nhóm, đọc hiểu các loại đồ dùng trực quan quy ước, thuyết trình bằng sơ đồ... Đây là cơ sở để phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự học của HS đáp ứng được yêu cầu cơ bản của giáo dục nói chung và giáo dục LS nói riêng.
Để tự tóm tắt được kiến thức trình bày trong bài viết của SGK dưới dạng sơ đồ, HS cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xác định kiến thức cơ bản
Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản Bước 3: Xây dựng sơ đồ mơ hình hóa kiến thức đó
Bước 4: Kiểm tra sơ đồ đã lập: đọc lại nội dung SGK để thẩm định sơ đồ.
Vắ dụ 1: Khi dạy mục I ỘTình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnever năm 1954 về Đông DươngỢ trong bài 21 Ộ Xây dựng chắnh quyền ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chắnh quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965Ợ để
tóm tắt được kiến thức trình bày trong nội dung của bài viết SGK, HS cần làm những bước sau :
Bước 1: Xác định kiến thức cơ bản gồm tình hình: Miền Bắc, miền Nam và nhiệm vụ của cách mạng 2 miền.
Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản