Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Nhận xét chung

Qua việc điều tra khảo sát 6 GV và 208 HS khối 12 của 2 trường THPT trên địa bàn huyện Tân Uyên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, đa số các thầy cô giáo và các em HS nhận thức đúng và đánh giá cao về tầm quan trọng của việc tự học. Trên thực tế, vấn đề phát triển NLTH cho HS đã được tiến hành ở các trường THPT với các mức độ và hình thức khác nhau, tuy nhiên, nó vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để nên hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, GV đã có chú ý tới việc phát triển NLTH cho HS nhưng còn lúng túng, chưa bài bản, chưa khoa học, các biện pháp chưa phong phú, linh hoạt nên dẫn tới việc HS chưa được hướng dẫn các phương pháp tự học, chưa khuyến khắch hoặc hướng dẫn nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng lịch sử dưới nhiều góc độ. Đơi khi GV áp đặt phương pháp giảng dạy truyền thống khiến cho mơn sử trở nên Ộkhó và dàiỢ.

Thứ ba, việc HS tự học mơn lịch sử cịn mang tắnh chất ép buộc, hứng thú, niềm đam mê và yêu thắch bộ môn lịch sử chưa được khơi gợi. Chắnh vì vậy, để HS yêu thắch và học tốt môn Lịch sử, chúng ta khơng chỉ đổi mới nội dung, chương trình SGK mà cịn phải đổi mới cả PPDH nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn.Trong đó, việc phát triển NLTH là một biện hiệu quả, bởi không chỉ GV mà chắnh các em HS được khảo sát cũng cảm thấy đây là một điều rất quan trọng.

Từ kết quả của việc điều tra, khảo sát thực trạng nêu trên chúng tôi rút ra được một số nguyên nhân còn tồn tại của thực trạng dạy và học LS nói chung và thực trạng của việc phát triển NLTH môn LS cho HS ở trường THPT như sau: Thứ nhất, khi bắt đầu môn học GV chưa định hướng cho HS về phương pháp học. Thứ hai, trong quá trình dạy học GV còn quá chú trọng đến việc dạy kiến thức mà không chú trọng đến dạy phương pháp học và hướng dẫn HS tự học. Thứ ba, mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở trường THPT song GV lại chưa chú ý đúng mức đến việc tạo động cơ, thái độ học tập cho HS. Bên cạnh đó, từ những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường cũng làm cho chất lượng dạy và học LS nói chung, việc TH của HS nói riêng có ảnh hưởng khơng tốt. Để khắc phục tình trạng đó, chúng tơi thiết nghĩ cần phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy của GV và phương pháp học của trị, đổi mới khơng chỉ dừng lại ở lý luận mà phải được thực hiện trong thực tiễn giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng phát triển NLTH trong DHLS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm phát triển NLTH lịch sử cho học sinh là cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Do đó, dựa trên việc bám sát cơ sở lý luận, đảm bảo mục tiêu dạy học bộ môn LS ở trường phổ thông và yêu cầu đổi mới của giáo dục cũng như đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của HS địa phương, tác giả luận văn xin đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện, phát triển NLTH cho học sinh trong DHLS Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở các trường phổ thông. Chúng tôi mong rằng, các biện pháp sư phạm cụ thể đó sẽ góp phần giúp cho NLTH của HS được rèn luyện và phát triển từ cấp độ thấp đến cao. Quá trình dạy và học lịch sử vì thế mà cũng thuận lợi hơn, tạo hứng thú, lôi cuốn các em tham gia vào quá trình bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Ờ ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Ở TRƯỜNG THPT

HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường trung học phổ thông huyện tân uyên tỉnh lai châu​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)