Hình thức tuyên truyền bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 72)

Hình thức tuyên truyền Người Tỷ lệ (%)

Họp dân 520 81.8

Tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình 50 7.9

Lưu động 20 3.1

Hình thức tuyên truyền khác 46 7.2

Tổng 636 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Công tác tuyên truyền về công tác bảo tồn thiên nhiên, môi trường rừng được tổ chức thường xuyên nên ý thức của người Chil về bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao. Trò chuyện với chúng tôi, chị H’Dịu (35 tuổi, Đa Sar) cho rằng, “việc cán bộ thôn xã đến tuyên truyền cho người dân đừng phát rừng là việc làm đúng đắn nên người dân nghe theo”.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên hiện nay việc khai thác rừng tự nhiên trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang gần như không còn nữa vì cộng đồng người Chil đ nhận thức được rằng rừng là của Nhà nước, do Nhà nước quản lý chứ không phải của riêng cộng đồng mình. Tuy nhiên, do sống phụ thuộc vào rừng từ bao đời nay nên việc Nhà nước th t chặt trong quản lý rừng đ tác động rất lớn đến sinh kế, tâm lý của cộng đồng người Chil.

Để vừa bảo vệ môi trường sinh thái rừng nhưng đồng thời cũng đảm bảo sinh kế cho cộng đồng người Chil sống trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, UBND tỉnh Lâm Đồng đ ban hành các quyết định (Quyết định số 169/QĐ-UBND về việc

Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến các mục tiêu: 1) Duy trì và phát triển Khu DTSQ thế giới Langbiang... 2) Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động - thực vật quý hiếm có yêu cầu bảo tồn cao…; 3) Phát triển các hệ sinh thái rừng, nghiêm cấm tác động bất lợi vào rừng tự nhiên,… 4) Nâng cao hơn nữa

nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết hài hòa lợi ích giữa cộng đồng địa

phương…; Quyết định số 786/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch 05 năm

(2018-2022) quản lý khu DTSQ thế giới Lang Biang. Mục tiêu của Quyết định này nhấn mạnh đến việc “thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế, g n liền với các mục tiêu phát triển bền vững…; định hướng, xây dựng các hoạt động/chương trình/dự án để phát triển khu DTSQ”. Các hoạt động ưu tiên của kế hoạch này gồm 24 chương trình, trong đó những chương trình cơ bản như 1) Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng; 2) Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu DTSQ; 3) Xây dựng mô hình quản lý hợp tác đối với quản lý tài nguyên rừng; 4) Đề xuất cơ chế kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa; 6) Chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc phạm vi khu DTSQ;… Các chương trình lần lượt được triển khai ngay sau khi Quyết định có hiệu lực. Trong đó, có những chương trình đ được thực hiện trước đó như tuyên truyền công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa, chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng…) nhằm tạo ra những hoạt động sinh kế từ rừng phù hợp với sự phát triển bền vững cho cả hiện tại lẫn tương lai. Trong đó nổi bật là hoạt động sinh kế bảo vệ rừng hay còn gọi là tham gia nhận phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng vào năm 2017, đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm nhiều đơn vị, trong đó có cả đơn vị thuộc chủ rừng nhà nước (30 đơn vị), doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thuê đất, thuê rừng… (396 doanh nghiệp); đặc biệt, có hơn 2.000 hộ dân của các tộc người thiểu số tại chỗ thuộc các tộc người Chil, Lạt, Sre, M’nông, Mạ… cùng tham gia vào dịch vụ môi trường rừng. Tổng diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn là 379.660 ngàn ha.

Điều kiện để được tham gia vào tổ giữ rừng phải là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định làm sinh kế bền vững, ít đất canh tác, có nhân khẩu lao động trên 20 tuổi, dân tộc thiểu số sống ở Lang Biang đều được tham gia vào dịch vụ môi trường rừng và được Nhà nước chi trả chi phí.

Đây được xem là loại hình sinh kế mới liên quan đến môi trường rừng ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Người Chil là cư dân địa phương, thuộc nhóm dân tộc thiểu số nên cũng được tham gia vào lại hình này.

Sự thay đổi tính chất cộng sinh với rừng nhằm thích nghi, phù hợp với xu thế lịch sử, thời đại, tri thức x hội và hướng đến khả năng hội nhập đ dẫn đến thay đổi cả hệ thống quan niệm, thay đổi hệ thống tri thức địa phương. Và qua đó, nhiều tập tục, tập quán, bản s c văn hóa cũng thay đổi theo. Đối với cộng đồng người Chil ở Lang Biang hiện nay, việc phân định rừng thiêng, rừng ma, rừng thuộc sở hữu của cộng đồng chỉ còn lại trong tâm thức của những người lớn tuổi. Những người ở tuổi trung niên (dưới 50 tuổi) trở xuống, đa phần có nhận thức khác thế hệ trước về rừng. Họ không sợ thần linh, không sợ ma, không sợ phạt vạ. Họ hiểu rằng, rừng không của riêng dòng tộc, bon làng hay tộc người. Rừng và đất đai là của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, người dân không được chặt cây trong rừng hay săn b n nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng luật pháp.

Quan điểm này được các cấp chính quyền tuyên truyền thường xuyên đ tác động đến nhận thức của người Chil, nên những người ở tuổi trung niên hoặc nhỏ hơn luôn tin, rừng không phải của họ, không phải của cộng đồng họ, mà của Nhà nước, họ được thuê để giữ, để không bị cháy rừng, không cho người khác đến phá và sẽ được trả tiền thuê giữ rừng.

Khi tham gia vào dịch vụ môi trường rừng, mỗi hộ được chi trả một khoản kinh phí nhất định. Qua thông tin thu thập tại địa bàn, trước khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, việc giữ rừng được trả 190 ngàn/1ha/1 năm, nhưng kể từ năm 2016 đến nay, số tiền này đ tăng lên 450 ngàn/1ha/1năm, và được trả theo quí. Mỗi quí trả một lần thông qua cán bộ lâm nghiệp x . Đây được xem là nguồn thu nhập tương đối ổn định đối với người Chil vì nó có thể giải quyết được cơ bản về vấn đề lương thực trong cuộc sống.

Việc giữ rừng cũng đem lại một phần thu nhập cho người dân. Mỗi hộ cứ 3 tháng thì được lãnh trung bình 3 đến 4 triệu đồng, tùy vào diện tích rừng. Số tiền này cũng đủ mua gạo, muối; nếu chịu khó làm thêm thì cũng không bị đói. [PVS Rơ

Ông K’Phang, 39 tuổi, Đƣng K’nớ]

Thu nhập từ bảo vệ rừng khá ổn định nên có thể lo cho mấy đứa nhỏ học hành. [PVS Kơ Dong Ha Thoát, 45 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Ngoài thu nhập từ bảo vệ rừng, thì vẫn được Nhà nước cho khai thác các loại cây củ từ rừng như: nấm, rau rừng, các cây nhỏ để làm các cuốc, lan rừng,…. nên thu nhập cũng khá. [PVS Rảông Hạ Tiện, 65 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Qua khảo sát 669 hộ người Chil thì có 378 hộ trả lời có tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, chiếm 56,5%.

Bảng 3.4 Gia đình có thành viên tham gia ảo vệ rừng

Trả lời Người Tỷ lệ (%)

Có 378 56.5

Không 291 43.5

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên tham gia nhận bảo vệ rừng có sự khác nhau khi chúng tôi phân chia theo vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển. Cụ thể:

+ Vùng l i: Trong 286 người tham gia khảo sát có 231 người trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 80,8%.

+Vùng đệm: Trong 272 người tham gia khảo sát có 126 người trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 46,3%.

+Vùng chuyển tiếp: Trong 111 người tham gia khảo sát có 21 người trả lời có thành viên tham gia bảo vệ rừng, chiếm 18,9%.

Qua điền d tại địa bàn chúng tôi được biết, trung bình mỗi hộ dân nhận quản lý khoảng 25 – 30 ha rừng. Tùy số lượng hộ trong mỗi thôn mà chia thành tổ, tuy nhiên trung bình khoảng 10 hộ sẽ thành một tổ. Ở những khu vực đông dân cư, diện tích rừng lớn hơn thì sẽ là 20 hoặc 25 hộ/tổ. Mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó do các tổ viên bầu ra, chịu trách nhiệm với bộ phận lâm nghiệp của x . Việc kiểm tra, kiểm soát, chăm sóc rừng, người nhận khoán rừng không được tự ý thực hiện đơn lẻ. Tùy thuộc vào mỗi tổ, số người đi vào rừng để bảo vệ, canh giữ nhiều

hay ít khác nhau, thường từ 15 đến 20 người đi một lần. Những người đi rừng đều là nam giới, có sức khỏe. Mỗi lần đi phải tốn thời gian từ một tuần đến 10 ngày, nên phải chuẩn bị nhiều lương thực và các vật dụng cần thiết đi kèm. Vào mùa mưa, tổ chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm đi một ngày, sáng đi chiều về, không qua đêm trong rừng, để phòng tránh rủi ro, tai nạn. Những tháng mùa n ng, các nhóm phải luân phiên thường xuyên có mặt trong rừng dưới sự giám sát của cán bộ lâm nghiệp x , bộ phận kiểm lâm. Công việc của những người này là bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, không cho người lạ xâm hại diện tích rừng thuộc khu vực mình quản lý, kể cả bản thân cũng không được xâm hại đến rừng mà mình được giao bảo vệ. Những người tham gia vào công việc này đều ý thức rất cao về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, “Chính sách Nhà nước là khoán rừng cho người dân bảo vệ, không thuộc sở hữu của riêng ai. Mỗi hộ chăm sóc và bảo vệ 20-35 ha rừng, khu vực của hộ nào bị phá hoại thì hộ đó bị giảm tiền bảo vệ rừng, thậm chí không được bảo vệ rừng nữa. Vào tháng 1, 2, 3 hằng năm là mùa khô hạn, các hộ được cử đi trực cháy rừng, mỗi ngày có 2-3 người vào rừng trực cháy, đảm bảo không có rủi ro xảy ra trong mùa khô hạn”- Anh Rơ Ông K’Phang (39 tuổi, Đưng K’nớ) cho biết thêm.

Qua phân tích trên cho thấy, đ có sự thay đổi rất lớn trong quản lý Nhà nước cũng như nhận thức về rừng của người Chil. Người Chil cho rằng, các quy t c sở hữu rừng trước kia giữa các thôn thường được đánh dấu bằng các cây to hay con suối. Ngày nay, rừng chỉ còn hình thức sở hữu chung. Rừng là tài sản của Nhà nước, các quy t c khai thác, bảo vệ rừng đều do Nhà nước quy định. Người dân phải có trách nhiệm cùng Nhà nước giữ lấy rừng. Do đó, người Chil không còn n m r các quy t c phân loại rừng hay khai phá rừng như trong truyền thống nhưng hiện nay người Chil chỉ biết có hai loại rừng đó là rừng gần và rừng xa hay còn gọi là rừng đầu nguồn, rừng quốc gia. Dù tên gọi khác nhau nhưng đối với người Chil chúng đều có vai trò quan trọng trong đời sống, trong tiềm thức.

Có thể nói, sự biến đổi r n t nhất trong khai thác tự nhiên rừng của người Chil là chuyển từ khai thác tự nhiên rừng sang chăm sóc, bảo vệ rừng.

3.1.4. Khai thác các sản phẩm từ rừng

Trong truyền thống, rừng do cộng đồng quản lý nên người Chil được tự do khai thác các sản phẩm từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Từ sau khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay Luật đất đai đ được sửa đổi, bổ sung nhiều lần điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền sở hữu đất, rừng đ thay đổi. Từ khi Nhà nước n m quyền quản lý, việc khai thác các sản phẩm từ rừng đ bị cấm hoàn toàn.

Để đảm bảo sinh kế từ rừng đối với các dân tộc tại chỗ nói chung, người Chil nói riêng Nhà nước đ có chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, tiền công bảo vệ và phát triển rừng (hay còn gọi là trồng rừng) thời gian đầu tương đối thấp nên không phát huy tác dụng. Và để cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, Chính phủ đ ban hành Quyết định 304/2005/QĐ-TTq cho ph p các hộ gia đình người Chil vẫn được khai thác các sản vật từ diện tích rừng mình được khoán bảo vệ. Qua điều tra, có 482 người, chiếm 72% trả lời gia đình có thành viên đi rừng thu hái cây cỏ, b t các con vật trong rừng.

Bảng 3.5 Gia đình có thành viên đi rừng thu hái đ ng/thực vật

Trả lời Người Tỷ lệ (%)

Có 482 72.0

Không 187 28.0

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Tuy nhiên, có sự khác nhau về tỷ lệ hộ gia đình có thành viên đi rừng thu hái cây cỏ, b t các con vật khi phân theo vị trí nhà.

Bảng 3.6 Gia đình có thành viên đi rừng thu hái đ ng/thực vật phân theo vị trí nhà

Vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển

Tổng Vùng lõi Vùng đệm Vùng chuyển tiếp

Có N 206 171 105 482

% 72.0% 62.9% 94.6% 72.0%

Không N 80 101 6 187

% 28.0% 37.1% 5.4% 28.0%

Vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển

Tổng Vùng lõi Vùng đệm Vùng chuyển tiếp

Có N 206 171 105 482 % 72.0% 62.9% 94.6% 72.0% Không N 80 101 6 187 % 28.0% 37.1% 5.4% 28.0% Tổng N 286 272 111 669 % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Đi sâu vào phân tích mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng cũng có sự khác nhau theo vị trí nhà. Cụ thể, sử dụng các con vật trong rừng (vùng l i: 31,1%; vùng đệm: 49,6%; vùng chuyển tiếp: 84,7%); sử dụng động vật làm thực phẩm (vùng l i: 80,9%; vùng đệm: 88,1%; vùng chuyển tiếp: 95,7%); sử dụng động vật làm thuốc (vùng l i: 44,9%; vùng đệm: 44,4%; vùng chuyển tiếp: 55,3%); sử dụng các loại cây trong rừng khi phân chia ví trí nhà theo từng vùng khá đồng đều nhau (vùng l i: 94,1%; vùng đệm: 91,5%; vùng chuyển tiếp: 99,1%);… Dù là sử dụng với mục đích gì thì những hộ dân sống ở vùng chuyển tiếp vẫn có xu hướng khai thác nhiều hơn so với những hộ dân ở hai vùng còn lại.

Việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ rất quan trọng trong hoạt động sinh kế của người Chil. Nó mang lại cho họ một nguồn thu nhập tương đối nhằm cải thiện cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những sản vật này được khai thác trong những cánh rừng do chính họ quản lý. Tùy theo mùa mà khai thác từng loại khác nhau. Những sản phẩm mà người Chil thường khai thác gồm có nấm (nấm linh chi, nấm chân voi, nấm mối,…), măng (măng le, măng tre, măng nứa, măng lô ô), đọt mây, rau rừng, cây thuốc (ngọc cẩu, đẳng sâm, hà thủ ô…), trái hạt rừng (chuối hạt rừng, hạt dẻ), mật ong rừng, hoa lan rừng, cá suối…

Hái lượm các loại rau quả

Cũng như trong truyền thống, hái lượm vẫn là sinh kế quan trọng đối với người Chil hiện nay. Tuy nhiên, do chính sách bảo vệ rừng nên người Chil không thể khai thác rừng như trong truyền thống, nhưng họ vẫn được khai thác những sản

vật từ diện tích rừng do mình được giao khoán quản lý bảo vệ. Các sản vật ấy thường là các loại rau củ quả phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày, nếu có dôi dư thì bán để kiếm thêm thu nhập.

Thông thường, vào đầu mùa mưa, người Chil thường khai thác các loại rau, măng vì lúc này rau và măng mọc tốt và nhiều; Mùa khô người Chil thường khai thác mật ong, trái hạt rừng, vì vào thời vụ thu hoạch; mật ong vào mùa n ng cũng ngọt và tinh khiết hơn. Lan rừng có thể khai thác quanh năm, tùy từng loại lan, nhưng đòi hỏi người đi hái phải chịu khó vì phải tìm và leo lên cây cao. Các loại nấm được khai thác vào mùa mưa, do sau những trận mưa, nấm mọc nhiều. Cây thuốc được khai thác quanh năm, nhưng phải lựa cây tốt, sống lâu năm để có đủ dưỡng chất.

So với truyền thống, phương thức khai thác thủ công trong công việc hái lượm hầu như không thay đổi nên nguồn tri thức địa phương vẫn phát huy tác dụng rất tốt. Những kinh nghiệm quý của người dân, nhờ đó vẫn được bảo tồn và lưu

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w