Thực trạng di dân

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 119 - 122)

7. Kết cấu của luận án

4.1.2. Thực trạng di dân

Đây có thể xem là một trong những tác động quan trọng làm thay đổi hệ sinh thái đời sống – văn hóa của người Chil và nhiều dân tộc khác. Cùng với chính sách định canh định cư, chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đẩy mạnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm chuyển biến các hoạt động sinh kế của người Chil tại Khu vực Lang Biang. Xây dựng vùng kinh tế mới là chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tổ chức phân bố lại lao động và dân cư trong cả nước, chuyển một lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng, thành phố tới các vùng miền núi, trung du, biên giới, hải đảo…. Nhà nước khuyến khích người dân cùng gia quyến chuyển đến làm ăn tại các vùng kinh tế mới. Đối tượng là lao động những vùng nông thôn có mức bình quân

ruộng đất thấp và không có điều kiện phát triển ngành nghề, lao động ở thành thị thiếu việc làm hoặc không có điều kiện để được sử dụng hợp lý,... Lực lượng dân di cư đến Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng tương đối phong phú, đa dạng và từ nhiều địa phương khác nhau. Khi đến nơi mới, những người di cư mang theo kinh nghiệm, phương thức sản xuất của địa phương nơi họ sinh sống, làm cho các hoạt động sinh kế ở nơi đây có những biến đổi sâu s c.

Từ khi có chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, bên cạnh những cuộc di dân do Đảng và Nhà nước tổ chức còn có rất nhiều các cuộc di dân tự do đi tìm vùng đất mới. Đối với tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 1976 – 1986 cũng là giai đoạn có biến động lớn về thành phần dân tộc, kinh tế và dân số. Ngoài những dân tộc địa phương thì các dân tộc khác như Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao, Kinh,… từ phía B c cũng di cư với số lượng lớn đến cư trú ở Lâm Đồng. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm 1976 – 1986, dân số Tây Nguyên tăng 64%, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. [42]

Các cuộc di cư đi kinh tế mới đ làm cho số lượng tộc người ở Lâm Đồng tăng lên đáng kể. Trước năm 1976, ở Lâm Đồng có khoảng 15 dân tộc sinh sống thì đến năm 2012 có khoảng 43 dân tộc. Đặc biệt, từ sau 1990 các dân tộc mới di cư đến đ lập thành các làng, các thôn sống gần kề hoặc xem kẽ với dân tộc địa phương. Giai đoạn 1991 – 1995, số người di cư tự do đến Lâm Đồng là 31.544 hộ với 144.442 nhân khẩu; Giai đoạn 1996 – 2000 là 18.604 hộ với 80.302 nhân khẩu; giai đoạn 2001 – 2012 là 8.001 hộ với 46.996 nhân khẩu.[42]

So với các huyện khác trong tỉnh Lâm Đồng, Khu vực Lang Biang là một trong những vùng đất rộng, cư dân còn thưa thớt. Đây là vùng đất có nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng chưa được chú trọng khai thác. Do đó, trong những năm gần đây dòng người di cư ngày càng đông làm cho dân số Lạc Dương không ngừng gia tăng đ ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất.

Bảng 4.1: Dân số Lạc Dương qua các thời kỳ

Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2019

Người 21.624 25.693 16.914 20.235 21.402 28.008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005, 2010, 2015, 2019

So với những cuộc di dân do Nhà nước tổ chức thì những cuộc di dân tự do đến Lâm Đồng do chưa được trang bị những kiến thức cơ bản nên khi đến vùng đất mới đ tự ý khai phá và canh tác trên những mảnh đất đang hưu canh của các dân tộc tại chỗ. Chính sự thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng và chiếm hữu đất đai của dân sở tại là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc tranh chấp đất đai giữa người dân tộc tại chỗ và những người dân di cư tự do.

Như vậy sự xáo trộn cơ cấu dân cư, dân tộc là một trong những nguyên nhân tạo ra những thay đổi nhất định trong đời sống các dân tộc tại chỗ, đặc biệt đối với cộng đồng người Chil.

Nếu như tình trạng, chỉ số đánh giá nhân m n ở đô thị được đo bằng diện tích đất ở, ở khu vực nông thôn là đất ở và đất sản xuất thì với đồng bào các dân tộc thiểu số, nó phải được mở rộng bằng thêm hệ số đất đai hình thành nên hệ sinh thái. Sự di dân ồ ạt, cả di dân có tổ chức lẫn di dân tự phát trong 40 năm qua đ khiến tốc độ tăng dân số cơ học ở khu vực Tây Nguyên nói chung, khu vực cư trú của người Chil nói riêng bùng nổ. Nó phá vỡ hoàn toàn cấu trúc hệ sinh thái môi trường, môi sinh, tạo nên sự khủng hoảng nhân m n nghiêm trọng trong khu vực và trên diện rộng.

Mặt khác, trong khi người Chil thu hẹp quyền hạn, quyền chiếm hữu, khai thác ở các vùng rừng l i, rừng già - nơi từng được g n với truyền thống tín ngưỡng thì các đoàn di dân lại có xu hướng ngày càng lấn sâu, chiếm hữu các khu vực này để cư trú và sản xuất. Một mặt, các hoạt động thực hành tín ngưỡng của người Chil bị tách ra khỏi đời sống, mặt khác để thích nghi, họ cũng tự xem phần đất đai được chiếm hữu như một loại hàng hóa có thể đem ra trao đổi, mua bán – điều hoàn toàn không có trong truyền thống. Lâu dần, khi tư liệu sản xuất là đất đai đ cạn kiệt, những xung đột x hội sẽ có khả năng bùng phát, nhất là khi có sự kích động về tôn

giáo, s c tộc. Mâu thuẫn, xung đột này đ tồn tại trong thực tế. Tuy các chính sách, biện pháp của nhà nước vẫn đang phát huy tác dụng, chưa để xảy ra bùng phát xung đột, song nguy cơ này là thực tế tiềm ẩn, có thể xảy ra nếu nó thành bản chất trên diện rộng.

Dân số tiếp tục tăng ngay từ quy mô gia đình, trong khi đ canh tác cố định hóa với diện tích đất chiếm hữu không đổi, nên kinh tế hộ gia đình của người Chil sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi quy luật “năng suất biên tế giảm dần” (số lượng lao động tăng, diện tích đất sản xuất giữ nguyên), gây khó khăn cho đời sống. Các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất có thể giúp tăng năng suất trên cùng một diện tích canh tác, nhưng lại giảm nếu tính theo năng suất lao động đầu người. Tình trạng này đang diễn ra ngày càng gay g t, tiềm ẩn những xung đột về mặt x hội.

Để cân bằng các tác động tiêu cực, người Chil đang tự thích nghi dần với thực tế chia sẻ không gian cộng sinh. Một bộ phận lao động người Chil, nhất là lao động trẻ đ được đào tạo để hướng đến tham gia các ngành nghề lao động phi truyền thống khác, ở cả trong và ngoài địa bàn cư trú. Sự thay đổi tích cực này đang diễn ra nhanh, mạnh, vừa giúp cộng đồng người Chil thích nghi hơn với sự thay đổi của hệ sinh thái văn hóa, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự phát triển và hội nhập bền vững.

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi. (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w