7. Kết cấu của luận án
4.2.1. Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững kinh tế
Dưới tác động từ các chính sách cùng với việc chuyển đổi phương thức canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đ làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế của người Chil. Đặc biệt, từ khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, UBND tỉnh Lâm Đồng đ ban hành Quyết định số 169/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 786/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch 05 năm (2018-2022) quản lý khu DTSQ thế giới Lang Biang. Mục tiêu của các quyết định này nhấn mạnh đến việc thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế, g n liền với các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo số liệu của huyện Lạc Dương, năm 2018 bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 đạt 12.000 ha, tăng 15% so với năm 2017 (năm 2015: 9.613,5 ha, năm 2016: 9.759,9 ha, năm 2017: 10.337 ha); tổng đàn vật nuôi các loại là 34.651 con đạt 103,2% so với kế hoạch.[106], [108], [109]. Mặc dù tình hình kinh tế chung của toàn huyện có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, tuy nhiên đời sống kinh tế của người Chil vẫn chưa thực sự phát triển bền vững. Nguyên nhân là do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả vẫn còn chậm, sản xuất nông nghiệp của huyện chưa thật sự bền vững, nhất là chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Chil nói riêng còn hạn chế nên chưa tạo được sức bật. So với các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo của người Chil chiếm tỷ lệ cao nhất (32%), tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là người Kinh (2,1%).
Bảng 4.2: Tình hình kinh tế h gia đình các dân t c sống trong KDTSQ Lang Biang
Dân tộc Người (N) Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng Kinh N 5 5 164 61 3 238 % 2.1% 2.1% 68.9% 25.6% 1.3% 100.0% Chil N 214 176 241 30 8 669 % 32.0% 26.3% 36.0% 4.5% 1.2% 100.0% Lạt (Lạch) N 11 14 29 5 1 60 % 18.3% 23.3% 48.3% 8.3% 1.7% 100.0% K'ho-srê N 19 15 49 4 0 87
% 21.8% 17.2% 56.3% 4.6% 0.0% 100.0% Khác N 3 2 5 1 0 11 % 27.3% 18.2% 45.5% 9.1% 0.0% 100.0% Tổng N 252 212 488 101 12 1065 % 23.7% 19.9% 45.8% 9.5% 1.1% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.
Đối với người Chil, rừng trước kia là nguồn sinh kế chính của họ thì nay đ bị cấm khai thác nên nhiều hộ người Chil gặp khó khăn trong chuyển đổi sinh kế. Ngày trước rừng còn nhiều, họ không lo thiếu đất sản xuất, khi đất bạc màu họ cho đất nghỉ ngơi và đi tìm đám rẫy khác. Nhưng nay, họ chỉ được khai thác trên một mảnh đất nhất định trong thời gian dài do đó năng suất cây trồng không cao do đất bị bạc màu nhưng họ không có điều kiện tài chính để cải tạo. Thậm chí, nhiều người Chil hiện nay không có đất canh tác, hoặc có nhưng quá ít hoặc đ bị bạc màu.
Bảng 4.3 Đất sản xuất của h gia đình các n t c sống trong KDTSQ Lang Biang
Dân tộc Người (N) Đất sản xuất Tổng
Có Không Kinh N 153 85 238 % 64.3% 35.7% 100.0% Chil N 392 277 669 % 58.6% 41.4% 100.0% Lạt (Lạch) N 33 27 60 % 55.0% 45.0% 100.0% K'ho-srê N 51 36 87 % 58.6% 41.4% 100.0% Các dân tộc khác N 7 4 11 % 63.6% 36.4% 100.0% Tổng N 636 429 1065 % 59.7% 40.3% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.
Qua bảng trên cho thấy, mặc dù người Chil là dân tộc tại chỗ nhưng tỷ lệ người không có đất sản xuất cao hơn người Kinh – dân tộc mới di cư đến sinh sống sau giải phóng.
Bên cạnh đó, thời tiết đầu năm 2015, cuối năm 2016, đầu 2017 có nhiều diễn biến bất thường như hiện tượng sương muối, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Năm 2015, toàn huyện bị thiệt hại 700 ha cà phê, năm 2016 thiệt hại 50 ha sản xuất nông nghiệp, năm 2017 bọ xít muỗi gây hại trên 3.447,8 ha cà phê,…. [106]. Tất cả những nguyên nhân này đ tác động đến sinh kế của người Chil, “Nhà chú chủ yếu trồng cà phê và hồng. Năm ngoái có sương muối nên cà phê hư hết cả vùng, ai cũng lỗ nặng. Sau khi cán bộ thăm dò thì hỗ trợ cho nhà mấy tạ phân.Cà phê hư phải cưa ngang và đợi hai, ba năm sau mới lên lại được. Thời tiết khắc nghiệt như vậy làm gia đình thêm nợ nần, vay nợ 1 triệu phải trả 30 ngàn 1tháng, còn nếu vay bằng phân thì 1 bao 180 ngàn họ sẽ tính 230 ngàn”. [PVS Ha’Bơn, 50 tuổi, Đạ Sar]. Thu nhập chính của người Chil chủ yếu là từ cây cà phê trong khi cà phê lại phụ thuộc vào thị trường, thời tiết, kỹ thuật canh tác, vốn,…. nên thu nhập không ổn định. Hiện tượng được mùa cà phê thì rớt giá, năm nào cà phê được giá thì lại xảy ra mất mùa, hạn hán, sâu bệnh, hoặc sương muối,… Vòng xoay này cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ đã làm cho đời sống kinh tế của người Chil thiếu ổn định và không thể phát triển bền vững.
Để giải quyết thực trạng này cần có sự can thiệp trong chính sách nhà nước. Cần chú trọng vấn đề xây dựng quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo, giảm thiểu tổn thương cho họ khi thiếu vốn trong điều kiện không thuận lợi nhiều mặt của quá trình sản xuất.
Mặc dù khi có thiên tai, dịch họa nhà nước đ có những chính sách hỗ trợ kịp thời tuy nhiên không mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân phần lớn là do xuất phát từ nhận thức của người Chil chưa cao, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Để hạn chế sự phụ thuộc vào sự độc canh cây cà phê, huyện Lạc Dương đ có chủ trương chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng hoa, rau trong nhà kính, nhà lưới. Năm 2018, toàn huyện có 2.362 ha rau, hoa trong đó có
633 ha được trồng trong nhà kính, nhà lưới và áp dụng công nghệ tưới tự động, bán tự động,… Giá trị sản xuất đạt bình quân 180 triệu đồng/ha. Đối với rau ngoài trời doanh thu đạt khoảng 150 – 200 triệu đồng/ha. Theo Liêng Jrang Ha Kim (40 tuổi, Đạ Sar), “hiện nay số người Chil trong xã tiếp cận đến công nghệ cao chỉ đếm đầu ngón tay. Hiện tại, với phương pháp này dân xâm canh là dân từ nơi khác đến mua đất hoặc thuê đất làm”. Như vậy, hạn chế của mô hình này là vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp,… nên không thu hút được sự quan tâm từ người Chil.
Ngoài hỗ trợ cây giống, kỹ thuật canh tác chính quyền cũng có chính sách hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăn nuôi. Để nâng cao nhận thức của người Chil cũng như cải tạo sinh kế ổn định, hằng năm huyện đ xây dựng các mô hình chăn nuôi, tập huấn, hội nghị, cũng như hỗ trợ nguồn vốn. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi thả rong nên vật nuôi của đồng bào Chil thường bị dịch bệnh chết. So với các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ người Chil sử dụng kỹ thuật chăn nuôi với hình thức nuôi chuồng rất thấp 22,7% trong khi người Kinh là 62,4%, người Lạch là 32,1%.
Bảng 4.4: Kỹ thuật sử dụng trong chăn nuôi của các dân t c trong KDTSQ Lang Biang
Dân tộc Người (N)
Kỹ thuật được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay Tổng Thả rong Nuôi chuồng Cả thả rong và nuôi chuồng Nuôi trong ao/ vuông/ lồng bè Kinh N 10 53 22 0 85 % 11.8% 62.4% 25.9% 0.0% 100.0% Cil N 154 91 152 4 401 % 38.4% 22.7% 37.9% 1.0% 100.0% Lạt (Lạch) N 9 9 10 0 28 % 32.1% 32.1% 35.7% 0.0% 100.0% K'ho-srê N 20 8 18 0 46 % 43.5% 17.4% 39.1% 0.0% 100.0%
Các dân tộc khác N 1 1 2 0 4 % 25.0% 25.0% 50.0% 0.0% 100.0% TỔNG N 194 162 204 4 564 % 34.4% 28.7% 36.2% .7% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.
Ngoài ra, chăn nuôi đối với người Chil là hình thức sinh kế phụ, nó nhằm cung cấp thực phẩm cho gia đình, thỉnh thoảng mới bán ra thị trường. Do đó, sinh kế chăn nuôi cũng không thực sự thu hút sự quan tâm đầu tư từ người Chil.
Từ năm 2015 đến 2017, bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đối ứng của các hộ dân, toàn huyện Lạc Dương đ triển khai trồng mới, xen ghép, chuyển đổi 459.33 ha cây các loại như m c ca, bơ gh p, mít nghệ, sầu riêng,... đồng thời tái canh, cải tạo giống cà phê 90,07 ha cà phê Catimo. Do mới triển khai do đó hiệu quả kinh tế như thế nào, có bền vững hay không vẫn còn là dấu chấm hỏi.
Ngoài sinh kế chính từ nông nghiệp, một số hoạt động sinh kế mới như làm thuê, làm công trong các khu du lịch, buôn bán nhỏ, hoạt động du lịch,… dù đ xuất hiện và đưa lại nguồn thu đáng kể cho người Chil, giúp họ có công ăn việc làm vào dịp nông nhàn. Tuy nhiên, xét về lâu dài thì hoạt động sinh kế này không đáp ứng được nhu cầu cá nhân và mục tiêu xã hội về phát triển bền vững.
Như vậy, có thể so với phát triển bền vững về kinh tế thì sự biến đổi sinh kế hiện nay của người Chil chưa đáp ứng được yêu cầu.