7. Kết cấu của luận án
3.4.2. Các sinh kế khác
Lao động làm thuê
Trong truyền thống, tính cố kết cộng đồng của người Chil rất cao. Họ thường giúp đỡ nhau qua lại trong cuộc sống nói chung, chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp mùa vụ. Thường khi một gia đình trong bon cần người phát rẫy, thu hoạch mùa màng,… những gia đình khác trong bon không cần có mối quan hệ họ hàng vẫn sẵn sàng hỗ trợ nhau theo kiểu vần công, đổi công, “hôm nay nhà anh có việc tôi giúp, lần sau nhà tôi có việc anh giúp lại”. Trong truyền thống, sự giúp đỡ qua lại này không kèm theo điều kiện nhưng nó cũng là tiền thân cho hoạt động làm thuê – trả công sau này.
Sau năm 1975, Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng Tây Nguyên thành địa bàn vững ch c về an ninh quốc phòng và thành vùng trọng điểm về kinh tế. Chính phủ triển khai một số chủ trương, chính sách như định canh định cư, di dân xây dựng kinh tế mới, phát triển các nông lâm trường quốc doanh,... Trong đó chính sách định canh định cư (ĐCĐC) là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với mục đích ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư, bảo vệ hệ sinh thái miền núi. Để tăng cường lực lượng lao động cho vùng Tây Nguyên, Nhà nước đ tổ chức các cuộc di dân lớn. Ngoài các cuộc di dân do Nhà nước tổ chức, thì các cuộc di dân tự do đến Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng cũng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực như tăng nguồn lực lao động cho nơi đến, mang nhiều loài giống cây con cũng như các kỹ thuật mới,… thì làn sóng di cư này cũng tác động tiêu cực đến các dân tộc tại
chỗ ở Lâm Đồng, trong đó có người Chil. Một bộ phận khá lớn người di cư, nhất là khối di cư tự do, tự phát đ vào sâu trong các vùng dân tộc tại chỗ sinh sống để phá rừng làm nương rẫy, định cư trái ph p. Họ tự ý lấn chiếm, chiếm hữu đất, rừng, phá vỡ cấu trúc rừng già (khu vực tâm linh, tôn thờ) – rừng đệm (khu vực tín ngưỡng, nơi thực hành tín ngưỡng) – rừng ma (khu vực an táng người chết) – rừng chồi (khu vực sản xuất, canh tác) truyền thống của người Chil.
Sự tác động lấn chiếm này không chỉ khiến thu hẹp môi trường sinh kế của người Chil và một số dân tộc địa phương, nó còn phá vỡ cấu trúc không gian sinh tồn – văn hóa – tín ngưỡng truyền thống của đồng bào. Nó tạo ra thực trạng nhân mãn gay g t ở khu vực Tây Nguyên. Trong đó, diện tích đất, rừng/người không chỉ tính theo nhu cầu tư liệu sản xuất, diện tích cư trú như ở khu vực đồng bằng mà còn phải thỏa mãn các yếu tố thuộc về không gian sinh tồn. Khi hoạch định chính sách và chủ trương di dân, di cư các dân tộc ngoại địa phương, nhà nước chưa nghiên cứu đầy đủ về vấn đề không gian sinh tồn, với đất, với rừng. Do đó, tranh chấp giữa những người là dân tộc địa phương với những người di dân tự do đ xảy ra gay g t. Mâu thuẫn cơ bản, quan trọng nhất không chỉ là quyền chiếm hữu đất – tư liệu sản xuất. Nó gay g t hơn nhiều, bởi đó là sự phá vỡ, đảo lộn và biến mất không gian sinh tồn truyền thống, g n với đời sống tâm linh, hệ sinh thái thực hành tín ngưỡng của các s c dân địa phương.
Việc sang nhượng, mua bán đất đai trái ph p giữa người dân tộc tại chỗ với người Kinh và các dân tộc khác vẫn diễn ra thường xuyên. Nhiều hộ gia đình dân tộc tại chỗ, trong đó có người Chil không có hoặc thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn, thiếu việc làm nên phải tìm sinh kế mới. Việc mua bán đất đồng thời cũng tác động gay g t, phá vỡ quan hệ chiếm hữu không sở hữu đổi thành quan hệ sở hữu không hoàn nguyên. Nó chính là con đường ng n nhất phá vỡ hoàn toàn cấu trúc văn hóa –xã hội truyền thống của người Chil.
Đất đai, khu vực canh tác bị thu hẹp nhanh chóng buộc người Chil phải tìm sinh kế mới ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống. Trong khi chưa kịp trang bị, b t kịp các tri thức hội nhập để chuyển đổi ngành nghề sinh kế, họ chỉ có
thể lao động làm thuê, nói cách khác là bán sức lao động, tài nguyên vốn có cuối cùng để làm sinh kế. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, lao động làm thuê là một hiện tượng khá phổ biến. Từ quan hệ làm chủ - khai thác – sản xuất trên vùng đất của mình, một bộ phận, nếu không nói là phần lớn lao động người Chil đ trở thành người làm thuê trên địa bàn cư trú, sinh sống của mình. Quan hệ và cấu trúc xã hội của cộng đồng người Chil do đó cũng thay đổi sâu s c. Thiếu tư liệu sản xuất, không gian sinh kế bị thu hẹp, hoạt động làm thuê của người Chil ở khu vực Lang Biang đang diễn ra phổ biến. Nó là hệ quả tất yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu đảm bảo cuộc sống của bà con. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi Lang Biang trở thành Khu dữ trữ sinh quyển thế giới, rừng bị cấm không được khai thác, những hộ gia đình người Chil càng thiếu đất sản xuất. Những gia đình trẻ mới tách hộ phải tìm kiếm sinh kế mới để tạo ra nguồn thu nhập. Lao động làm thuê là một trong những lựa chọn b t buộc, khả dĩ và hợp lý, dù đó không phải là mục đích hay lựa chọn của họ.
Kết quả khảo sát cho thấy có 277 người chiếm 41.4% trả lời gia đình không có đất vườn. Đối với những người có đất thì diện tích cũng không nhiều, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và lựa chọn sinh kế
Bảng 3.13: Diện tích đất canh tác (công)
Diện tích đất vườn Người Tỷ lệ (%)
Dưới 1 công (1000m2) 22 5.6 Từ 1 đến 2 công 156 39.8 Từ 3 đến 5 công 107 27.3 Từ 6 đến 10 công 72 18.4 Từ 11 đến 20 công 25 6.4 Trên 20 công 10 2.6 Tổng 392 100.0 Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.
Trong cộng đồng người Chil tại địa bàn nghiên cứu, hoạt động làm thuê có hai lĩnh vực. Lĩnh vực thứ nhất là lao động làm thuê trong các công ty tư nhân, các công ty du lịch. Những người tham gia vào lĩnh vực này thường có thu nhập khá và
ổn định, Tuy nhiên, số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực này hạn chế vì đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn, tay nghề nhất định.
Lĩnh vực thứ hai là lao động làm thuê tự do. Ưu điểm của những người khi tham gia lao động trong lĩnh vực này là linh động về thời gian, làm theo thời vụ, những lúc nông nhàn. Ngoài đi làm thuê họ còn có những công việc khác như dệt, làm rẫy, chăn nuôi…. Nhược điểm của nó là thu nhập không ổn định, bấp bênh, không có bảo hiểm phòng khi gặp sự cố như ốm đau, tai nạn,... Hoạt động làm thuê phổ biến của người Chil là phụ hồ, trồng cây, bón phân, làm cỏ, hái cà phê, làm vườn, chăm sóc nông sản cho người Kinh trong các rẫy chuyên canh cây công nghiệp, vườn và các trang trại rau, hoa thương phẩm... Thời gian làm việc khoảng 8 tiếng/ngày, tiền công dao động từ 180.000 – 250.000đ/ngày tùy tính chất công việc và giới tính. Thường thì nam giới được trả công cao hơn. Nữ giới được trả công thấp hơn nam giới và thường được thuê làm những công việc nhẹ nhàng như tỉa lá dâu, hái cà phê, nhổ cỏ…Nam giới được thuê làm những công việc nặng hơn như đào hố trồng cà phê, bón phân, phun thuốc. Công việc làm thuê đem lại thu
nhập đáng kể, tuy nhiên không được ổn định, “đến mùa đi em đi hái cà phê ngày được 200.000, ngoài ra còn đi bán thêm hàng thổ cẩm ở Lang Biang. Chồng đi phụ hồ ngày được 300.000 nhưng công việc không thường xuyên”.[Linh, 25 tuổi, TT Lạc Dương].
Nhìn chung, lao động làm thuê đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình người Chil, giúp họ có công ăn việc làm vào dịp nông nhàn, đồng thời giúp giải quyết việc làm cho thanh niên thiếu đất sản xuất. Trong 669 người Chil tham gia khảo sát có 27 người cho biết nguồn thu nhập chính của họ là từ đi làm thuê.
Tuy nhiên, về bản chất công việc làm thuê cũng chỉ là sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất nông nghiệp từ khu rẫy gia đình sang khu rẫy, vườn của người chủ khác. Lực lượng lao động làm thuê này có trình độ học vấn thấp nên khó có cơ hội chuyển đổi sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Hoạt động làm thuê tuy vẫn đem lại thu nhập tương đối, nhưng về lâu dài, nó không đáp ứng được nhu cầu cá nhân và mục tiêu xã hội về phát triển bền vững. Nó tạo ra sự phân hóa sâu s c về giai
tầng, vị thế xã hội theo hướng bất lợi cho nhóm cư dân địa phương. Nó là một mầm mống tạo nên sự tổn thương x hội trong xu thế hội nhập cho dân tộc Chil và nhóm cư dân địa phương, về lâu dài có thể dẫn đến xung đột xã hội cục bộ.
Tham gia quản lý nhà nước, cán bộ viên chức
Trong truyền thống, hầu hết người Chil chỉ biết tiếng mẹ đẻ và hầu như không biết chữ. Sau khi Pháp chiếm đóng và lập đồn điền, một số ít người Chil đ được chọn lựa, cho đi học để về giúp người Pháp quản lý. Số này rất ít ỏi. Tình trạng này kéo dài khá lâu. Sau giải phóng để ổn định tình hình an ninh chính trị tại những vùng đồng bào sinh sống, Nhà nước đ có các chính sách như định canh định cư, khuyến học, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con em đồng bào được học tập. Do đó, số người Chil đ tham gia vào cấp quản lý ấp không ngừng tăng về số lượng. Ngoài ra, già làng – những người có tiếng nói trong cộng đồng người dân tộc cũng được Nhà nước tạo điều kiện cho tham gia vào chính quyền bon, thôn, xã.
Đặc biệt, từ sau năm 1992, sau khi chính phủ có những quy định, quy hoạch bảo vệ rừng và tăng cường sự quản lý của nhà nước đến các cộng đồng x thôn, tại nhiều thôn, bon vùng đệm và vùng lõi mhiều người Chil được học tập nâng cao trình độ và được đề cử tham gia vào công tác quản lý chính quyền cấp thôn, xã. Hiện nay, ở hầu hết các bon, thôn có người Chil sinh sống ở vùng đệm và vùng lõi đ có nhiều cán bộ là người Chil tham gia vào hệ thống chính quyền nhà nước. Nhiều người ở độ tuổi 30-50 tuổi được đề cử vào làm ở các ban ngành, đoàn thể cấp x , cấp thôn. Thu nhập từ việc tham gia bộ máy nhà nước địa phương, trở thành cán bộ viên chức xã giúp một bộ phận người Chil có nguồn thu nhập ổn định và chủ động hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc tham gia vào chính quyền thôn, xã giúp bà con dễ dàng tiếp cận với các chương trình, dự án phát triển, từ đó họ có những hiểu biết hơn trong phát triển kinh tế. Trong câu chuyện với chúng tôi Rảông Hạ Tiện (65 tuổi, TT Lạc Dương) cho biết, “Thôn của chú có 85% là người Chil. Người Chil trong thôn làm nhiều nghề lắm: bảo vệ rừng, dệt thổ cẩm, chăn nuôi, trồng cà phê, làm ở các công ty du lịch, đi làm thuê, lái taxi,nhân viên nhà nước… Chú làm Bí thư chi bộ thôn nên cũng nắm bắt được nhiều thông tin từ xã nên bà con
có thắc mắc gì mình sẽ giải thích cho họ hiểu”. Ngoài tham gia vào chính quyền, nhiều người Chil còn hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn như giáo dục, y tế, … Qua khảo sát, có 47 người Chil, chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số người được khảo sát hiện đang là nhân viên nhà nước. Mặc dù chỉ 7% nhưng tỷ lệ người Chil làm công việc này chỉ xếp sau tỷ lệ người làm nông (74,1%). Thực tế này cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của người Chil về học tập và lựa chọn ngành nghề cho con em.
Bên cạnh công việc chính là cán bộ viên chức nhà nước, những người Chil này vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp cùng gia đình. “ Ngoài đi dạy, anh còn có 2 công cà phê. Thu nhập từ cà phê giúp cũng tạm ổn”. [Hà Tân, 47 tuổi, Giáo viên, TT Lạc Dương]
Từ phân tích trên cho thấy, so với sinh kế trong truyền thống thì hiện nay sinh kế của người Chil đa dangt5, phong phú về loại hình. Điều này cho thấy sự thích nghi của người Chil trước sự biến đổi của môi trường, x hội.
Tiểu kết chương 3
Trong truyền thống, sinh kế của người Chil mang nặng tính tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan hoạt động sinh kế của người Chil đ có nhiều thay đổi trên nhiều phương diện.
Qua điền dã tại 3 điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, hoạt động sinh kế ở vùng lõi vẫn là hoạt động nông nghiệp thuần túy, nghĩa là sinh kế của họ vẫn là trồng trọt, chăn nuôi, làm một số nghề thủ công. Tương tự, vùng đệm người Chil cũng chủ yếu trồng trọt. chăn nuôi, làm một số ngành nghề thủ công. So với điểm nghiên cứu là vùng l i và vùng đệm thì điểm nghiên cứu là vùng chuyển tiếp thì hoạt động sinh kế người Chil khá đa dạng như: như trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, dịch vụ, thương mại, lao động làm thuê,…. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì sinh kế chính của người Chil vẫn là sản xuất nông nghiệp (vùng lõi 95,1%, vùng đệm 81,3%, vùng chuyển tiếp 75,7%). Mặc dù hiện nay, các dân tộc tại chỗ nói chung, người Chil nói riêng tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang đa số vẫn tham gia vào các hoạt động nông nghiệp thuần túy truyền thống nhưng theo hướng tham gia ngày càng mạnh mẽ vào mô hình sản xuất hàng hóa g n với thị trường.
Đặc biệt sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, song song với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, các luồng di cư tự do của các dân tộc khác như người Kinh (Việt), Tày, Nùng, H’mông, Dao,… đến Lâm Đồng ngày càng đông. Hệ quả của nó là rừng ở Lang Biang bị trao đổi, mua bán, khai thác trái phép để làm đất canh tác. Đây là những tác động ngoại lai đóng vai trò chính yếu trong việc phá vỡ các nguyên t c cộng sinh tự nhiên của người Chil trong khu vực.
Trong quá trình chuyển đổi sinh kế, người Chil gặp phải một số khó khăn trong phát triển bền vững, đó là tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Dân số người Chil không ngừng gia tăng trong khi diện tích sản xuất vẫn giữ nguyên không thể khai phá thêm đ làm cho tình trạng thiếu đất sản xuất ngày càng trầm trọng. Các hoạt động sinh kế mới như làm thuê, làm dịch vụ, … đ góp phần giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập nhưng bấp bênh, thiếu tính ổn định lâu dài. Những biến đổi
của các hoạt động hiện nay so với truyền thống đ tác động làm thay đổi văn hóa truyền thống của người Chil. Đó là các tri thức địa phương trong canh tác nương rẫy, khai thác và bảo quản tài nguyên rừng, cây dược liệu, các lễ hội, hoạt động tín ngưỡng,…dần biến mất. Các mối quan hệ trong cộng đồng cũng trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức khi không gian văn hóa của người Chil có nhiều thay đổi cũng như tỷ lệ hộ nghèo của người Chil vẫn còn cao.
Những phân tích trên cho thấy, kinh tế thị trường, sự xâm thực các hình thức trao đổi ngoại truyền thống đ khiến hoạt động sinh kế trong truyền thống của người Chil so với hiện nay đ có nhiều biến đổi. Sự thay đổi này diễn ra rất nhanh,